Rượu ngô non bao tử màu vàng được bán rất nhiều trên mạng xã hội, từ con buôn đến những mẹ bỉm sữa. Tất cả đều khẳng định rượu ngô non bao tử nguyên chất, xịn, giá rẻ, uống không hại. Vậy thực hư ra sao? Hôm nay 1top.vn vô tình đọc được bài tham luận từ trang bán rượu ngô có mặt lâu đời trên thị trường ở Hà Giang, sau khi đọc xong thì tôi quyết định chia sẻ lại để quý vị tìm hiểu.
Rượu ngô non bao tử chưng cất không có màu vàng óng!
Theo nguyên lý đặt rượu thì rượu là chất do bốc hơi ngưng tụ lại khi gặp lạnh và tạo thành rượu nhờ quá trình lên men (ngũ cốc) trước đó. Tất cả các loại rượu đặt theo phương pháp này như rượu ngô, rượu sắn, rượu gạo, rượu thóc đều có màu sữa hơi đục đục. Nếu rượu nặng hơn thì sẽ lấy ít đi và có thể chưng cất 2 lần như trên vùng cao thường làm. Rượu dạng này thường khá đắt đỏ và trong suốt như nước lã. Điển hình là rượu ngô men lá, men Hồng My ở vùng Tây Bắc, Đông Bắc thường làm. Nồng độ của rượu rơi vào từ 40-50 độ, tuỳ theo người đặt muốn lấy.
Để mua được rượu ngô men lá xịn xin mua theo link : Rượu Ngô Men Lá hoặc gọi hotline của chúng tôi.
Chú ý: Ngô non bao tử rất ít tinh bột, vì vậy người vùng cao không dùng để lên men đặt rượu. Nếu có thì với số lượng cực kỳ ít, thậm chí là không thể có, giả sử là có thì cũng chỉ có vào mùa ngô, không có bán rộng rãi được. Vì thế rượu ngô non bao tử màu vàng óng thực tế không thể chưng cất được, nó chỉ là sản phẩm pha trộn, ngâm linh tinh mà thành (rượu ngâm ngô non cũng rất có hạn, vì ngô non đắt + rượu sẽ đẩy giá thành lên cực kỳ cao, chưa kể màu khi ngâm ngô non sẽ có màu vàng nhợ, đục gần giống chúng ta luộc ngô vậy).
Rượu ngô non màu vàng nấu thế nào?
Rượu ngô non bao tử màu vàng được bán nhiều trên thị trường hiện nay có nguồn gốc không rõ ràng. Theo như trang rượu ngô đăng tải thì rượu này có nguồn gốc từ Trung Quốc, rồi pha với một số hoá chất hoặc mùi hương dược liệu của “kẹo ngô” để tạo ra loại rượu ngô non bao tử này. Nếu dùng cây mật gấu ngâm thì rượu có thêm tác dụng tốt của cây mật gấu và có vị hơi đắng, còn không thì nên cẩn trọng.
Cách làm rượu ngô bao tử màu vàng óng, thơm phức mà con buôn thường làm là; Dùng hương liệu để pha, tạo màu, sau khi pha trộn, để khoảng 7-10 ngày cho rượu có màu vàng đẹp, không bị sủi tăm rồi xuất ra thị trường. Hương vị của rượu ngô bao tử giống y hệt hương vị của kẹo ngô mà trẻ em vẫn thường ăn.
Loại rượu này thường được các con buôn nhập tiểu ngạch qua cửa khẩu Y Tý (Bát Xát – Lào Cai), hoặc cửa khẩu Ma-lù-thàng (Lai Châu)… Nếu bạn là người yêu thích du lịch bụi, thì bạn chỉ cần quá cảnh sang Trung Quốc vào nội địa khoảng 20km là đã thấy các lò sản xuất rượu ngô non – rượu ngô vàng – rượu giả bán vào thị trường Việt Nam rồi. Xem thêm: Rượu táo mèo!
Tác hại của việc sử dụng rượu ngô non bao tử không rõ nguồn gốc?
Việc sử dụng quá nhiều rượu được bào chế từ hoá chất, chất tạo màu, chất chống đông trong rượu ngô non theo năm tháng có thể dẫn đến mất trí nhớ, thần kinh, mù lòa, thậm chí dẫn đến tử vong. Ngoài ra còn gây ra một số tác hại trực tiếp lên hệ cơ quan của cơ thể như:
- Khiến gan và thận bị tổn thương nghiêm trọng
- Mù lòa và suy hô hấp
- Nhiễm độc máu
- Quên trí nhớ
- Thần kinh không ổn định
- Tử vong./.
Lưu ý có rượu ngâm ngô non (làm thủ công trên thị trường) nhưng rượu trắng mua về ngâm ngô non sẽ có mùi thơm hơi nhẹ giống mùi ngô luộc (không thơm lừng như kẹo ngô), và màu vàng nhạt, hơi đục chứ không có màu vàng óng. Vì thế quý vị nên xem rõ để mua, tránh dính hàng pha tạp bằng hoá chất uống hại sức khoẻ.
Tết đến, xuân về, sử dụng rượu bia cần có bài bản, thông minh, an toàn, tin cậy. Hãy tự là người tiêu dùng thông thái trước khi bị các con buôn khác đưa bạn vào con đường sinh tử.
Nguồn: https://1top.vn/tin-tuc/ruou-ngo-bao-tu-nhap-tu-trung-quoc/