Xoay hay còn gọi xay, lá mét, nhoi, nai sai mét, kiền kiền (danh pháp hai phần: Dialium cochichinensis) là loài thực vật có hoa thuộc phân họ Vang (Caesanpinidae) của họ Đậu (Fabaceae).
Thông tin về trái Xay rừng
Trái xay tên khoa học là Velvet tamarind, nguồn gốc từ Thái Lan và Malaysia. Ở Việt Nam, xay có mặt ở núi rừng Tây Nguyên, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận… Xay họ thân gỗ, cây cao lênh khênh, có khi đến 30-40 m. Do vậy, có nhiều cách để người ta hái trái. Người có tính biết tằn tiện, dành dè thì trải tấm bạt quanh gốc, leo lên dùng cây tre dài, đập nhánh cho trái rớt xuống. Kẻ ăn xổi ở thì cứ cưa ngang ngọn (hoặc chặt gốc) thu một lần cho gọn (!).
Gỗ xoay là thứ gỗ nặng, cứng, thuộc nhóm gỗ 2 (theo quy định của Việt Nam), trong dân gian xếp vào nhóm mục thiết cùng với các loại gỗ như: đinh, lim, sến, táu, trai v.v. Gỗ cây này thường được dùng trong xây dựng, đóng các loại đồ dùng cần sự bền cứng, chống mối mọt.
Hiện tại phân bố của loài này ngày càng bị thu hẹp vì lợi ích kinh tế của gỗ, cần có biện pháp bảo vệ.

Công dụng của trái xay:
Trái Xay chứa lượng chất đạm protein rất thấp, chất xơ dạng thô cao vừa phải nên loại quả dùng để ăn chơi này có thể giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu tốt.
Qủa xay ăn ngon rất được trẻ em và phụ nữ yêu thích vì cơm quả có mùi vị như quả me chín làm ô mai. Cao cơm của quả xay có tác dụng nhuận tràng. Bạn có thể tham khảo cách làm cao dưới đây: Lấy 100g cơm quả xay nghiền nát với nước . Lọc, dùng dịch lọc cô với lửa nhỏ đến khi thành cao mềm, ngày dùng 2 đến 3 lần mỗi lần 4 -8 g. Ở một số nơi người già lấy quả xay chín bóc vỏ lấy cơm ngâm với rượi 25 -30 độ ngâm càng lâu càng tốt . Ngày uống 2 lần mỗi lần 1 chén nhỏ trước bữa ăn để làm thuốc bổ, kích thích tiêu hoá, làm ăn ngon hơn.
Cùng với thị trường tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trái xay loại đặc sản của các tỉnh Miền Trung đang được ưa chuộng. Nhiều khách đặt mua trái xay vì nó lạ chưa được ăn bao giờ nhưng cũng nhiều người ăn quen thấy ngon cho nên họ đặt mua nhiều. Những người dân hái xay xong họ thường làm xay rim đường muối ớt, cách làm xay rim đường muối ớt cũng khá đơn giản bạn có thể mua trái xay về tự làm.
Cách làm như sau: Trái xay mua về đem bóc vỏ lấy thịt bên trong công việc này tuy nhẹ nhàng dễ làm nhưng lại mất khá nhiều thời gian và cần sự kiên nhẫn. Sauk hi bóc vỏ bạn cho thịt vào trong lọ nhựa hoặc lọ thuỷ tinh sạch và khô ráo. Cứ một lớp xay thì cho một lớp đường cát trắng, một ít muối và bột ớt vào và cứ thế cho đến khi đầy lọ. Bạn có thể cho lọ xay vào tủ lạnh và ăn dần món ăn này có thể để được khá lâu khoảng 2 tuần nhưng bạn cũng nên để lâu quá vì xay sẽ bị mốc.
Thịt trái xay chua chua mềm mềm và ngọt ngọt hoà quyện với vị ngọt của đường , mặn của muối và cay của ớt sẽ làm món ăn vặt ngon lành trong những lúc rảnh rỗi ở nhà, đọc sách hay xem phim cùng bạn bè, đặc biệt nó là món ăn thú vị của các chị em làm công sở. Những bạn học sinh sinh viên đặc biệt là các bạn nữ ở nam bộ xem xay rim là món khoá khẩu của họ. Xay rim cũng là một lựa chọn của những người đi du lịch mua làm quà cho người thân hoặc bạn bè.
Cách làm các món từ trái xay rừng
Khi có trái say mọi người có thể chế biến thành nhiều món dùng ăn vặt rất ngon như say rim đường muối ớt, say ngào đường, say ngào muối ớt,…

Cách 1: làm say rim đường
Để làm rim say, trước tiên người ta phải lựa chọn thật kỷ những trái say to tròn, chắc, đem bóc sạch sẻ vỏ bên ngoài.
Rồi sau đó đem rim với đường. Khi rim không nên cho đường nhiều quá như vậy sẽ tạo ra vị ngọt hắc, mà nên nêm với lượng đường vừa phải, để vẫn giữ được vị chua đặc trưng của say.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Trái say: 700gr
- Đường: 100gr
- Muối tôm: 2 thìa cà phê
- Ớt khô: 2 thìa cà phê
- Nước lọc: 100ml
Sơ chế say rim
Bạn bóc vỏ trái say. Mọi người chỉ cần bóp nhẹ là vỏ trái say bể ra làm đôi, lấy phần ruột bên trong.
Nấu nước đường
Cho đường, nước và nồi và khuấy nấu với lửa nhỏ.
Nấu đến khi thấy thấy nước đường hơi sánh lại là được. Sau đó tắt bếp để nguội.
Trộn trái say
Cho say bóc vỏ ra tô, sau đó múc nước đường cho vào. Bạn xốc nhẹ cho đường thấm đều, dùng đũa đảo nhẹ tay. Trong quá trình làm phải nhẹ tay để say không bị rời thịt ra ngoài. Sau đó cho từ từ muối tôm vào và đảo đều.
Tiếp đến cho ớt khô và 1 muỗng đường cát vào đảo đều. Như vậy mọi người đã hoàn thành món rim say đường cho vào hũ để bảo quản dùng dần.
Cách 2: làm say ngào đường
Chuẩn bị nguyên liệu
- Trái say: 500gr
- Đường vàng: 100gr
- Nước: 50ml
- Mật ong
Sơ chế nguyên liệu
Trái say bạn lọt vỏ
Ngào say
Bạn cho đường và nước vào chảo tiến hành nấu và khuấy đều. Nấu đến khi cạn 1/2 nước cho 2 muỗng canh mật ong vào khuấy đều, sau đó tắt bếp.
Cho trái say rim vào trộn đều nhẹ nhàng đến khi say áo đều đường là được.
Cách 3: Say ngào muối ớt
Chuẩn bị nguyên liệu
- Trái say: 500gr
- Đường
- Muối ớt
- Muối
- Hủ sạch
Sơ chế nguyên liệu
Say mọi người tách vỏ để lấy phần thịt và hạt bên trong. Mọi người chỉ cần cầm trái xay bóp nhẹ nhàng rồi lấy vỏ ra. Không nên bóp mạnh, phần vỏ sẽ bể nát dính vào thịt.
Tiến hành ngào muối ớt
Lọt vỏ trái say xong mọi người cho nửa lượng say vào hũ thuỷ tinh, cho vào 1/2 muỗng cà phê muối ớt mịn (mọi người dùng muối ớt mịn để dính bám vào trái xay tốt hơn), 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê ớt khô. Tiếp đến cho lượng say còn lại vào tô và cho muối ớt, đường, muối, như lượng ở trên vào, rồi đậy nắp lại lắc đều. Để khoảng vài phút cho say ngấm gia vị là mọi người có thể thưởng thức.
Trái xay vào thu: Ai có ghiền vị chua chua, ngọt ngọt
Sáng ngày qua, tình cờ đi ngang một mẹt trái cây bán xổi, một rổ xay sẻ đập vào mắt. Tự dưng tim tôi thoáng khẽ rung và tôi biết mùa thu đã đẩy cửa vào năm nay.

Nhiều người hằng thích câu thơ tượng trưng của Nguyễn Xuân Sanh “Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà”và hiểu theo nghĩa là mùa nào thức nấy.Chẳng hạn, mùa thu là mùa của cốm non thơm cả trang văn Thạch Lam, thơ Nguyễn Đình Thi, là mùa cốm sánh với hồng bước vào Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng, mùa thu còn được Hữu Thỉnh làm mới với “Hương ổi phả vào trong gió se”… Với tôi, mùa thu, ngoài những cảm xúc nao nao khai trường còn có chút bồi hồi chờ một thức trái dân dã của mùa thu – trái xay.
Sáng ngày qua, tình cờ đi ngang một mẹt trái cây bán xổi (kiểu mua và bán cho hết trong ngày, không để hàng tồn qua ngày sau), một rổ xay sẻ đập vào mắt. Tự dưng tim tôi thoáng khẽ rung và tôi biết mùa thu đã đẩy cửa vào năm nay.
Một ký mở hàng mà không trả giá cho người bán được may mắn. Nhưng chỉ dám một ký thôi vì nghĩ đến mấy tiếng đồng hồ buổi trưa mất ngủ ngồi bóc vỏ! Chia tay cô hàng cùng lời hẹn: “Ngày mai để cô một ký nữa em nhé!” với niềm hân hoan vì hình dung con gái sẽ sáng mắt lên khi nhận quà cách xa 500 cây số từ quê nhà. Vậy mà hôm nay, thức dậy thiệt sớm, ra đến hàng, cô bé chờ đón từ xa với niềm thất vọng: “Hôm nay không có hàng cô ơi!”. Chợt nhớ câu “Chim trời cá nước”, chả lẽ trái xay cũng vậy sao? Nhưng ngẫm một chút, chợt hiểu: Xay bị hút hàng bởi nó là trái ngon và lạ, nó còn có bài thuốc, nó được yêu chuộng, được xuất đi nhiều nơi, kể cả ra nước ngoài. Và chắc rằng người ta khai thác nhiều quá, nó không còn nhiều như ngày xưa nữa.
Ngày còn nhỏ, độ thu này, má đi chợ thường mua xay về làm quà. Giờ nghĩ lại mà thương người mẹ quê, con đông, mua quà cũng phải biết chọn thức quà nào nhiều, dễ chia. Mỗi đứa một vốc (người Nha Trang mình gọi là “bụm”), út ít được má nhón thêm cho một nhúm. Thế là sướng, và sướng lắm khi ăn dè, để lúc các anh chị lớn ăn hết rồi, mình vẫn còn, vừa ăn vừa nheo nheo mắt ra điều chua lắm cho người lớn nuốt nước miếng thầm mà thấy vui sướng chi lạ!
Tôi nhớ ngày xưa ấy, trong mớ xay má chia phần, bao giờ cũng có trái chín, trái sống, trái non. Hoài cố về ngày xưa có cả niềm vui, cả nỗi buồn khi được phần xay trái chín nhiều hay trái sống nhiều. Nhưng có hề chi, trái chín có cái ngon của chín, trái sống có niềm vui của sống. Gặp trái non thì có ngay một trò chơi rất “độc”: Tách hai mảnh của hột xay non dán lên bên dưới hai tuyến lệ của mắt thành hai cục ghèn (dử mắt), cứ nhìn nhau mà cười rũ như những con đười ươi trong câu chuyện cổ tích hằng đêm của bố.
Trái xay có nhiều loại nhưng tôi biết xay sẻ và xay nhung. Có thể gọi tắt xay nhung là nhung vì da nó nâu vàng, óng ánh lông tơ mịn mềm rất giống vải nhung. Trái xay nhung rừng Khánh Hòa không nhiều, thường là từ nơi khác chở tới. Mỗi lần nâng trái nhung trên tay, má thường tặc lưỡi: “Trái ăn chơi mà một ký mắc hơn chục lần một ký gạo!”. Xay nhung trái to, có trái to bằng đầu ngón tay cái, trái có hột đôi càng to hơn nữa. Xay nhung ngọt mịn màng.