Dây gắm có vị đắng, tính bình, chúng được biết đến với công dụng tiêu viêm, giảm đau, sát trùng, kháng khuẩn, trị xương khớp đặc biệt loại cây này được mệnh danh là khắc tinh của bệnh gút. Hiện nay loài cây này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp và cách khai thác bừa bãi của người dân. Bên cạnh đó, thời gian gần đây các thương nhân Trung Quốc đang thu mua 1 cách ào ạt nhằm góp phần xóa sổ loại cây này. Thế nhưng, lại rất ít người biết bến loại cây này. Chính vì vậy hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn bài viết dây gắm –thảo dược quý nhưng ít được biết đến
Dây gắm là gì?
Dây gắm được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: dây mấu, dây gắm lót, dây sót, hay cây vương tôn, tên khoa học là Cnetum montanum Mgf, loại cây này thuộc họ dây gắm Gnetaceae. Thảo dược được biết đến là 1 dược liệu quý đến từ các vùng núi với khả năng điều trị các bệnh về xương khớp và là khắc tinh của bệnh gút
Dây gắm được mọc trên các thân cây to, chiều dài của thân từ 10 đến 12m. Thân cây gắm có rất nhiều mấu, ở các đốt chúng phình lên. Lá loại cây này mọc đối hình trứng, có chiều dài là 30cm và chiều rộng là 12cm. Cây này thường ra hoa vào thắng 6 và tháng 8, quá có cuống ngắn, mặt ngoài phủ 1 lớp sáng, khi chín có màu vàng.

Nguồn gốc dây gắm?
Dây gắm được mọc chủ yếu ở vùng núi nước ta như Sapa, Hà Giang, Hà Tây và Tuyên Quang. Thường quả gắm được dùng để ăn, còn dây dùng để làm thuốc hoặc dây thừng buộc thuyền bè. Theo truyền thuyết kể rằng, có một vị vua muốn vi hành để khảo sát đời sống của người dân ra sao. Một hôm vua đi qua một ngôi làng, đường xá khó khăn ngựa không thể nào đi qua được, vì thế vua phải đi bộ. Vua đi bộ vài dặm thì chân đau nhức không đi được nữa. Lúc đó, có một người trong làng đến cầu kiến vua và đưa cho 1 vị thuốc bảo ngự y sắc lấy thuốc cho vua uống. Không ngờ, uống vài bài thuốc mà đầu gối của vua không còn đau nhức và đi lại bình thường. Lúc này, nhà vua đến nhà người dân đó cảm tạ và hỏi tên vị thuốc. Sau khi nghe tên vị thuốc là dây gắm thì nhà vua thấy tên không hay và đặt lại là cây Vương Tôn cho cao quý hơn.
Thành phần dược tính dây gắm?
Hiện nay chưa có bất cứ tài liệu nào trên thế giới được công bố về thành phần dược tính của cây gắm, chỉ biết rằng hạt cây gắm chứa đến 14.2% một chất dầu cố định
Công dụng dây gắm?
Trong đông y thì loại thuốc này có tính bình, vị đắng có công dụng trừ thấp, khử phong, giải độc, sát trùng và tiêu viêm. Thân và rễ cây gắm được dùng làm thuốc chữa bệnh tê thấp, giải độc do rắn cắn hoặc ngộ độc thức ăn, giảm đau và sản hậu gầy mòn. Ngoài ra, loại cây này còn được dùng chữa bệnh sốt rét và kinh nguyệt không đều. Vỏ dây được đập ra lấy từng sợi bện thành dây thừng.
Trong tập Trung được thì vị thuốc này ngoài có công dụng trừ phong thấp, huyết tán ứ mà còn có công dụng giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, giải độc, bình suyễn và các bệnh về đường hô hấp, viêm tuyến tụy và viêm phế quản.
Cách dùng dây gắm?
Dây gắm hiện nay được con người chế biến với rất nhiều cách dùng khác nhau. Đối với mỗi loại bệnh, dây gắm được sử dụng như sau
Dây gắm điều trị rắn cắn
Nếu bạn bị rắn cắn thì hãy ngồi yên và hạn chế di chuyển hoặc động đậy để chất độc không bị di chuyển ra những vị trí khác. Sau đó, ban hãy lấy 1 nắm lá gắm sau đó nhã lấy bã đắp vào vết thương rồi mới đến bệnh viện để điều trị.
Dây gắm điều trị phong thấp và đau nhức xương khớp
Để có thể điều trị bệnh phong thấp và đau nhức xương khớp thì bạn cần chuẩn bị mỗi thứ 4g rễ gắm, thạch lựu, cốt toái bổ, ngũ gia bì, ngưu tất, hy thiêm và 2g đồng cân. Tất cả các nguyên liệu này bạn đem phơi khô hoặc sấy khô sau đó tán thành từng viên. Hàng ngày bạn chỉ cần lấy viên thuốc đó uống với nước hoặc ngâm rượu hay nước gừng.
Dây gắm trị bệnh gout, xương khớp
Sau khi hái cây gắm về, thường được người nấu thành cao để sử dụng lâu dài. Cao này có mùi thơm dịu nhẹ, nên được dùng điều trị bệnh gout, xương khớp.
Dây gắm giúp hỗ trợ chữa trị phong thấp
Để có thể chữa bệnh phong khớp thì bạn cần chuẩn bị mỗi vị 20g Rễ gắm, rễ tầm xuân, rễ cà gai leo, vỏ chân chim, rễ cỏ xước. Sử dụng liên tục trong 15 ngày để có được kết quả tốt
Dây gắm chữa lở sơn
Để chữa bệnh lở sơn thì bạn chỉ cần lấy 20 rễ gắm sắc với 300ml nước, uống 2 lần trong một ngày
Lưu ý khi dụng dây gắm!
Mặc dù dây gắm chữa bệnh cũng khá hiệu quả, nhưng để bệnh nhân nhanh chóng cải thiện tình trạng sức khỏe của mình thì các bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau
- Trong thời gian sử dụng dây gắm thì bạn cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
- Không nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều purin như nội tạng động vật, thịt đỏ, đồ cay nóng, hải sản
- Tăng cường tập thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe và săn chắc xương
Trên đây là những thông tin về dây gắm –thảo dược quý nhưng ít được biết đến đã được chúng tôi chia sẻ một cách chi tiết. Hy vọng, người bệnh có thể sử dụng loại thuốc này để điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trước khi điều trị các bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Chúc các bạn mạnh khỏe.
Trên đây là toàn bộ sự thật về dây gắn mà quý vị có thể quan tâm. Quý vị có thể mua: Cao dây gắm tại nhathuocthanthien.com.vn!
Báo chí nói về dây gắm và công dụng cao dây gắm: Soha, 24h, Dantri!