Cây Cốt khí là gì?

Cây Cốt khí còn gọi là hoạt huyết đan, tử kim long, ban trượng căn, hổ trượng căn, điền thất (miền nam). Tên khoa học là Reynoutrua japonica Houtt. Polygonum cuspidatum Sieb et Zucc. Polygonum reyoutria Makino, thuộc họ rau răm (tên danh pháp khoa học là Polygonaceae). Tên tiếng Trung là Hổ trượng).

Cây thảo sống nhiều năm, cao 1 – 1,5m, phân nhánh ít, lông màu nâu đỏ. Thân rễ thoo, to, nằm ngang, hình trụ, màu nâu đen, ruột màu vàng. Lá mọc so le, phiến lá hình trứng rộng, dài 5 – 12cm, rộng 4 – 9cm, hai mặt nháp do gân có lông và nổi rõ ở mặt dưới. Bẹ chìa dài 3 – 5mm, màu nâu, thường rụng sớm. Cụm hoa dạng chùy dài 3- 9cm, mọc ở nách lá. Hoa nhỏ, màu trắng lục, đơn tính, khác gốc. Qủa bế, màu nâu đen, dài 4- 5 mm, có 3 cạnh, trong bao hoa đồng trưởng, dạng cánh.

Cây Cốt khí, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?
Cây Cốt khí, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?

Phân bố:

Cốt khí mọc hoang nhiều ở các đồi núi, ven đường. Có một số thầy lang cũng đã tìm được Cốt khí ở các tỉnh thuộc vùng đồng bằng. Cốt khí thường ra hoa vào tháng 8, tháng 9, kết quả vào tháng 9, tháng 10. Mọi người đôi khi sẽ bỏ qua mất mùa ra hoa của Cốt khí vì hoa của chúng rất nhỏ, rất khó phát hiện. Thường thu hoạch rễ vào tầm tháng 8, tháng 9, có nơi thu hoạch vào tháng 2 – 3.

Bộ phận dùng:

Xem thêm

Bộ phận dùng của cây Cốt khí là phần rễ củ phơi hay sấy khô, có tên khoa học là Radix Polygoni cuspidate. Rễ được đào về, cắt bỏ đi phần rễ con bên ngoài, rửa sạch đất bên ngoài cắt thành từng mẩu ngắn dài không đều hoặc có thể thái mỏng đem đi phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học:

Rễ của cây Cốt khí có chứa physcin, emodin 8 – 0 –β glucosid, β – sitoserol glucosid, 3.4.5 trihydroxystilben 3 – 0 – β – 0 Glucosid, polygonin, rheochrysin, polydatin, resveratrol, cuspidatin.

Tác dụng – công dụng chung của cây Cốt khí:

Chữa táo bón; phong thấp tế bại, đau nhức gân xương, ngã ứ huyết viêm gan cấp, viêm ruột, lỵ; ho nhiều đờm, viêm amygdal, viêm hầu, viêm khí quản, viêm phổi nhẹ; nhiễm trùng đường niệu; kinh nguyệt không đều, vô kinh, ứ huyết sau sinh, mụn nhọt lở ngứa.

Theo đông y:

Cốt khí có vị đắng, tính ấm đi vào các kinh can, tâm bào. Có tác dụng hoạt huyết thông kinh, chỉ thống, trừ phong thấp, thanh thấp nhiệt, tiêu viêm, sát khuẩn. Chủ trị các bệnh phong tê thấp, đau nhức gân xương cốt, đau gối, đau vai, lưng, và các khớp ngón tay, ngón chân… .

Liều dùng từ 9 – 15 g/ngày, dùng dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lượng thích hợp , sắc lấy nước để bôi, rửa hoặc chế thành cao, bôi.

Một số nghiên cứu khoa học về cây Cốt khí:

Cốt khí có chứa thành phần hóa học có tác dụng hạ triglyceride, cholesterol và hạ huyết áp. Hổ trượng có khả năng ức chế một số vi khuẩn thường gặp như trực khuẩn lỵ, trực khuẩn đại tràng, tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan huyết,…

Cốt khí củ còn giúp tiêu viêm, cầm máu, hạ đường huyết, an thần, lợi tiểu và cải thiện cơn ho suyễn.

Một số bài thuốc có cây Cốt khí:

Thương tích, ứ máu, đau bụng:

Cốt khí củ 20g + Lá móng 30g, thêm nước khoảng 300ml, rồi bắc lên sắc đến khi còn 150ml, khi dùng thì hoà thêm vào 20ml rượu, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Viêm gan cấp tính, sưng gan:

Bài 1: Cốt khí củ, Lá móng, Chút chít, mỗi vị 15-20g, rửa sạch rồi cho vào sắc lấy nước uống.

Bài 2: Cốt khí, Nhân trần, mỗi vị cân lấy 30g, cho vào sắc lấy nước uống.

Phong thấp, viêm khớp, đầu gối và mu bàn chân sưng đỏ đau nhức:

Củ cốt khí, Gối hạc, lá Bìm bìm, Mộc thông, mỗi vị cân lấy 15-20g, cho vào sắc lấy nước uống.

Trị sỏi tiết niệu, sỏi mật, viêm túi mật và viêm gan:

Chút chít, cốt khí củ mỗi vị 15g + lá móng 20g + tỳ giải, kim tiền thảo và xa tiền tử mỗi vị 12 – 16g. Cho các vị vào sắc lấy nước uống đều đặn, ngày dùng 1 thang cho đến khi khỏi hẳn.

Bệnh đau bụng do bế kinh, đau bụng kinh nguyệt, sau đẻ huyết ứ, bụng căng trướng gây đau đớn hoặc sưng đau do sang chấn, té ngã…

Cốt khí củ 20g + lá móng 30g. Cho vào sắc lấy nước uống, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc trị rắn độc cắn và ung nhọt:

Bồ công anh, liên kiều, cốt khí củ và kim ngân hoa dùng nguyên liệu tươi, cân với lượng bằng nhau, rồi rửa sạch, để ráo, giã nát và đắp lên vùng da bị tổn thương.

Bài thuốc trị bệnh viêm họng gây ho:

Hoàng cầm tỳ bà diệp, ngân hoa và cốt khí củ cân với lượng bằng nhau. Cho tất cả vào sắc lấy nước uống, duy trì dùng liên tiếp trong nhiều ngày, dùng cho đến khi khỏi hẳn.

 Viêm gan cấp tính:

Bài 1: Cốt khí củ, chút chít, mỗi vị 15g + Lá móng 20g. Cho vào sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng một thang. Uống liền 3 – 4 tuần lễ.

 Bài 2: Cốt khí vủ, kim tiền thảo, xa tiền tử, tỳ giải, mỗi vị 12 – 16 g. Cho các vị vào sắc lấy nước uống.

Lưu ý:

  • Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng cây sen.
  • Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ thầy thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.
Chia sẻ tới mọi người