Mộc thông là gì?

Thuộc dạng cây thân leo, có tua bám vào thân cây khác và được biết đến là một trong những vị thuốc quý trong đông y. Thân cây có chiều dài trung bình từ 6 đến 7m, thân cành xù xì, có màu nâu hoặc màu xám nhạt, khi còn non thân cây có lông tơ trắng bao phủ xung quanh.

Lá mộc thông có hình tim, chiều dài trung bình từ 6 đến 7cm và chiều dài trung bình từ 6 đến 8 cm, cuống lá dài khoảng 3 đến 5 cm, mép lá nguyên, thuôn nhọn về phí đầu. Lá mọc đối nhau, gân lá hình lông chim, mỗi mấu có một tua cuốn.

Hoa mọc ở kẽ lá, thành chùy thưa, hoa nhỏ đơn tính khác gốc, hoa có màu lục hoặc màu tím nhạt. Hoa thường chia làm 2 loại là hoa đực và hoa cái. Quả có hình trụ tròn, hơi cong và có rãnh nứt dọc, khi quả xanh thường có màu xanh, khi chín quả có màu tím nhạt. Bên trong quả có chứa nhiều hạt màu đen, phía ngoài hạt được bọc 1 lớp nhầy màu trắng.

Mộc Thông có tên khoa học là Akebia trifoliata (Thunb) Koidz thuộc Họ Mộc hương (Aristolochiaceae) và được biết đến với các tên khác như: Thông thảo, Phụ chi, Biển đằng,…

Phân bố:

Loại cây này có nguồn gốc ở Nam Mỹ, được trồng nhiều và mọc hoang ở Trung Quốc. Loại cây này hiện tại chưa thấy xuất hiện ở Việt Nam, hoặc có nhưng với số lượng rất ít.

Cây mộc thông, Công dụng, Cách dùng và bài thuốc đông y sử dụng!
Cây mộc thông, Công dụng, Cách dùng và bài thuốc đông y sử dụng!

Bộ phận dùng:

Xem thêm

Phần thường được dùng làm thuốc chữa bệnh của mộc thông là phần thân và vỏ phơi khô. Sau khi thu hoạch, cắt thành  từng khúc dài từ 40cm, cạo sạch vỏ xanh bên ngoài và phơi khô sau đó sử dụng.

Thành phần hóa học có chứa trong mộc thông:

Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, thành phần hóa học có trong cây mộc thông bao gồm các chất chính như: 0,091% chất có tinh thc màu vàng, độ chảy 281-2830, Betulin, Oleanic acid, Hederagenin, Akeboside, Stigmasterol, Beta Sitosterll, Daucosterol, Inositol, Cyanidin-3-xyl glucoside, Cyanidin-3-p-coumaroyglucoside, Cyanidin-3-p-coumaroyl – xyl –glucoside.

Những nghiên cứu khoa học về cây mộc thông:

Năm 1955, Cao ứng Đầu và Chu Nhĩ Phương đã dùng mộc thông Akehia quinata chế thành thuốc rượu 25%, bốc hết rượu đi rồi tiêm vào màng bụng thỏ, kết quả thấy tác dụng lợi tiểu rõ rệt, thí nghiệm còn cho biết tác dụng lợi tiểu đó không do thành phần muối trong mộc thông.

Năm 1956, Tưởng Bá Thành, Triệu Tử Đạt và Ngụy Nguyên Giang đã dùng mộc thông mã linh (Aristoỉochia manshuriensis) chế thành thuốc sắc, tiêm vào tĩnh mạch chó và thỏ đã gây mê, kết quả không thấy tác dụng lợi tiểu tiện, mà lại còn thấy có lúc nước tiểu giảm xuống.

Năm 1957, Trần Quân Văn ở Bộ môn dược lý Viện y học Thượng Hải báo cáo đã theo dõi người uống mộc thông (5 lần, mỗi lần 3g mộc thông) thì thấy có tác dụng lợi tiểu.

Theo nghiên cứu, tiêm chiết xuất mộc thông vào mạch máu chó đã gây mê, kết quả cho thấy tác dụng làm tăng huyết áp.

Liếu nhỏ nước sắc mộc thông có tác dụng hưng phấn đối với tim cóc tại chỗ, nhưng với liều lớn lại làm cho tim ngừng ở thể tâm thu, đối với tim cô lập của chuột bạch thì có tác dụng kích thích.

Theo đông y:

Mộc thông có vị cay, tính bình, quy vào kinh Tâm bào, Tiểu trường, Bàng quang, tác dụng giúp trừ hàn nhiệt, thông lợi cửu khiếu, huyết mạch và giúp lợi tiểu tiện.

Công dụng của mộc thông:

  • Tác dụng giúp thanh nhiệt, lợi tiểu.
  • Hỗ trợ làm lưu thông huyết mạch và giúp giảm mệt mỏi, an tâm, chỉ khát.
  • Hỗ trợ làm điều hòa nhịp tim.
  • Hỗ trợ tăng cường khả năng co bóp của ruột và hỗ trợ cải thiện chức năng hệ tiêu hóa.
  • Hỗ trợ giải độc gan và hỗ trợ điều trị bệnh hen xuyễn, phù nề chân tay.
  • Hỗ trợ giúp lợi sữa và hỗ trợ thông tắc sữa.
  • Hỗ trợ trị bệnh hen xuyễn, phù nề chân tay.
  • Hỗ trợ trị đau xương khớp.

Một số bài thuốc từ cây mộc thông:

Trị miệng lưỡi mọc mụn, tiểu gắt, nước tiểu đỏ, tiểu buốt, tiểu gắt, buốt ở đường tiểu do nhiệt gây ra:

Sinh địa, Mộc thông, Sinh thảo tiêm, Đạm trúc diệp. Sắc uống

Trị sinh xong nhau thai không ra, vùng rốn bụng đầy trướng:

Ngưu tất, Đương quy, Cù mạch, Mộc thông, Hoạt thạch, Đông quỳ tử, sắc uống.

Trị sườn đau, miệng đắng, tai điếc, tai sưng, gân cơ suy yếu, vùng hạ bộ luôn bị ướt, nóng ngứa, bộ phận sinh dục sưng, bạch trọc, tiểu ra máu:

Long đởm thảo, Hoàng cầm, Chi tử, Trạch tả, Mộc thông, Xa tiền tử, Đương quy, Sài hồ, Sinh địa, Cam thảo, sắc uống

Thấp nhiệt ở bàng quang biểu hiện như nước tiểu ít, tiểu tiện đau, hay đi tiểu, buồn đi tiểu và đầy bụng và chướng bụng hoặc cơn tâm hỏa biểu hiện như loét miệng và lưỡi, kích thích và đái ra máu:

Dùng phối hợp mộc thông với trúc diệp, cam thảo, sinh địa hoàng dưới dạng đạo xích tán.

Chữa khó tiểu tiện hay tiểu tiện đau buốt:

Mộc thông, phục linh, trạch tả, đãng tâm, xa tiền, chư linh mỗi vị 6g, nước 600ml, sắc còn 200ml. Chia nhiều lần uống trong ngày.

Tiểu tiện ra huyết:

Mộc thông, ngưu tất, sinh địa, thiên môn đông, hoằng bá, cam thảo, mỗi vị 4g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia nhiều lần uống trong ngày.

Lưu ý:

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Báo chí nói về công dụng của Mộc Thông: Suckhoedoisong, Soyte.hanoi.gov.vn, Nhathuocthanthien!

Chia sẻ tới mọi người