Cây Cẩu tích là gì?

Cây cẩu tích còn có tên khác là lông cu ly, kim mao cẩu tích, cây lông khỉ, cù liền, cù lần… . Tên khoa học cây cẩu tích: Cibotium barometz thuộc họ Kim mao (Dicksoniaceae).

Cây Cẩu tích là cây thân thảo, thường yếu nhưng cố thể cao đên 2,5 m. Lá lớn, lá kép lông chim, có cuống dài, ở mõi bên gân giữa bậc 3 có 1 hay 2 ô tử nang, màu nâu. Thân rễ có lông tơ màu vàng bao phủ.

Phân bố:

Đây không phải giống cây hiếm đối với nước ta, bởi bạn có thể bắt gặp chúng ở khắp các vùng miền núi nước ta, đặc biệt là các miền núi vùng Tây Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình, Sơn La,… .

Cây Cẩu tích - Cu lý, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc đông y?
Cây Cẩu tích – Cu lý, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc đông y?

Bộ phận dùng:

Xem thêm

Bộ phận dùng là thân rễ (Rhizoma Cibotii), cắt bỏ rễ con và cuống lá, cạo hết lông vàng.

Thành phần hóa học:

Thân rễ có chứa tinh bột, aspidinol. Lông vàng ở thân rễ có chứa tanin và sắc tố.

Tác dụng – công dụng chung của cây Cẩu tích:

  • Cẩu tích chữa đau lưng khớp, chân tay tê mỏi, nhức xương, khó cử động, đau dây thần kinh tọa, di mộng tinh, tiểu tiện không cầm.
  • Lông vàng quanh thân rễ có tác dụng cầm chảy máu khi đắp ngoài.

Theo đông y:

Cây Cẩu tích có vị đắng, tính ôn đi vào 2 kinh Can và Thận có tác dụng mạnh gân xương, trừ phong thấp và bổ can thận. Chủ trị bạch đới, khí hư, tiểu tiện nhiều lần, đau lưng, thận hư yếu, lông cu ly còn có tác dụng cầm máu,… .

Dùng với liều từ 4 – 12g/ngày, dưới dạng thuốc sắc, thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Một số nghiên cứu khoa học về cây Cẩu tích:

Đã được thực nghiệm trong việc cầm máu.

Một số bài thuốc có cây Cẩu tích:

Chữa phong thấp, chân tay tê bại không muốn cử động:

Cẩu tích 20g + tùng tiết 4g + đỗ trọng, tang chi, ngưu tất, tục đoạn mỗi vị 8g + mộc qua, tần giao mỗi vị 12g + 4g quế chi. Bắc bếp sắc lấy 2 – 3 lần nước, sắc đến khi cô đặc còn khoảng 200 – 250ml, chia làm 2 lần uống, dùng trong ngày.

Bài thuốc ngâm rượu có vị cẩu tích: giúp tăng cường sức khỏe, mạnh gân xương, điều trị các bệnh về xương khớp, thần kinh tọa:

Rắn 1bộ (gồm 1 con hổ mang, 1 cạp nong, 1 rắn ráo) + Thiên niên kiện, Cẩu tích, Huyết giác, Ngũ gia bì, Hà thủ ô đỏ mỗi vị cân lấy 100g + Kê huyết đằng 200g + Trần bì 30g + tiêu hồi 20g, thêm vào rượu trắng loại 40 độ khoảng 10 lít cho ngập dược liệu. Đậy kín bình thủy tinh, ngâm trong thời gian 3 tháng là dùng được. Người lớn trên 30 tuổi mới dùng được mỗi ngày uống 1 ly nhỏ 30ml trước khi đi ngủ.

 Lưu ý: Phụ nữ có thai không dùng được bài rượu này.

Bổ thận khoẻ lưng: 

Cẩu tích, thục địa mỗi vị 16g + ngưu tất, thỏ ty tử, sơn thù du, đỗ trọng mỗi vị cân lấy 12g. Sắc các vị trên với nước, 12g Cao ban long đem đi sắc riêng; mỗi lần dùng sẽ hoà cao ban long vào để uống.

Chữa khí hư, bạch đới ở phụ nữ: 

Cẩu tích cân lấy 70g tẩm nước muối bỏ bếp sao vàng + Nam hoàng cầm 16g tẩm rượu, sao vàng + Bạch đồng nữ 40g bắc bếp sao cháy + Hà thủ ô, Nam bạch chỉ mỗi vị cân lấy 16g. Cho vào sắc lấy nước uống ngày 1 thang. Uống liên tục 5-15 thang.

Bài thuốc điều trị phong tê thấp bằng cẩu tích: 

Cẩu tích, Cốt toái bổ mỗi vị 15g + Tục đoạn, Đương quy mỗi vị 10g + Xuyên khung, Bạch chỉ mỗi vị 5g, thêm vào 1 lít nước, sắc đến khi còn 500ml chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Bài thuốc điều trị thận hư, tiểu đêm, di mộng tinh:

Cẩu tích 15g + Thục địa, Đỗ Trọng dây, Dây tơ hồng, Kim anh cân mỗi vị 10g, cho vào sắc chung với 700ml nước, sắc đến khi còn khoảng 400ml nước, uống trong ngày.

Chữa đau lưng, mỏi gối do thận hư yếu:

Cẩu tích, Củ mài, Nam đỗ trọng mỗi vị 20g + Rễ gối hạc, Rễ cỏ xước, Dây đau xương, Thỏ ty tử mỗi vị 12g + Bổ cốt toái, Tỳ giải mỗi vị 16. Sắc uống ngày 1 thang.

 Điều trị phong tê thấp bằng cẩu tích:

Cẩu tích, Cốt toái bổ mỗi vị cân lấy 15g + Tục đoạn, Đương quy mỗi vị cân lấy 10g + Xuyên khung, Bạch chỉ mỗi vị 5g. Cho tất cả vào sắc với 1 lít nước, sắc đến khi còn 500ml, uống trong ngày.

Cầm máu ngoài da: 

Lông cẩu tích khô tẩm cồn 90 độ, đắp vào vết thương rồi băng lại.

Lưu ý:

  • Không dùng đối với người thận hư do nhiệt, nước tiểu vàng.
  • Không phải hư hàn thì không nên dùng.
  • Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng cây sen.
  • Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ thầy thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.

Chia sẻ tới mọi người