Cao Gắm là thứ cao được người dân tộc sử dụng rất thông dụng. Ngày nhỏ tôi cũng hay được bà nội cho ăn cao này nên khá rõ. Nhưng khi đó chưa học nghề thuốc, chưa biết về cây thuốc nên không hiểu. Thời đó chỉ biết bà hay nấu đem bán cho người mường và người dân sử dụng. Hôm nay tiện có đọc về đề tài nghiên cứu tác dụng cao dây gắm với bệnh gút của Bệnh viện y học cổ truyền Yên Bái, Đại Học Y Hà Nội tôi sẽ viết chi tiết để quý vị hiểu rõ.
Dây gắm là gì?
Dây Gắm còn gọi là dây sót, dây mấu, dây gấm lót, vương tôn. Tên khoa học Gnetum montanum Mgf., (Gnetum scandens Roxb, Gnetum edule Kurz. Gnetum latifolium Parl.) Thuộc họ Dây gắm Gnetaceae.
Cây gắm là một loại dây mọc leo trên các cây to tới 10-12m, thân rất nhiều mấu. Lá mọc đối hình trứng, thuôn, dài tới 30cm, rộng 12cm. Hoa khác gốc. Nón đực mọc thành chùm dài 8cm ở các mấu cành, phân nhánh 2 lần. Nón cái gồm nhiều “hoa”: Mọc vòng từ 20 hoa một. Quả có cuống ngắn, dài 12-26mm, rộng 11-13mm, bóng, trên phủ một lớp như sáp.
Phân bố, thu hái và chế biến:
Dây gắm mọc hoang tại các vùng rừng núi khắp nước ta, lạnh như rừng Sapa hay nóng như rừng Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tây đều có gặp. Thường người ta dùng quả để ăn, dây để làm chạc hay thừng buộc thuyền bè và làm thuốc.
Thành phần hoá học:
Theo nghiên cứu trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, các nghiên cứu khoa học của cây Dây Gắm đã được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu của PGS.TS. Nguyễn Văn Đậu kể từ năm 2015. Trong giai đoạn đầu của nghiên cứu, chúng tôi đã thiết lập các quy trình chiết hiệu quả cho thân của cây Dây Gắm và có thể được áp dụng cho các nghiên cứu sau. Cặn chiết thu được bao gồm cặn dich loromethane, ethyl acetate với hiệu suất lần lượt là 2, 04% và 1, 66%. Sau đó, việc kiểm tra hoạt tính sinh học của các cặn chiết đã được thực hiện và đạt được kết quả tốt. Trong đó,SBE có kết quả tốt nhất với IC50 = 3, 2 mg/ml
Công dụng và liều dùng:
Trong nhân dân thường dùng dây gắm sắc uống làm thuốc giải các chất độc như bị sơn ăn, ngộ độc. Còn được dùng làm thuốc chữa sốt và sốt rét. Ngày dùng 15 đến 20 hay 30g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
Thực tế tiếp cận cao gắm!
Qua thực tế khi làm công tác chỉ đạo tuyến tại các vùng núi cao (tỉnh Yên Bái) phát hiện đồng bào dân tộcthường truyền tay nhau dùng bài thuốc cao từ dây gắm để chữa các bệnh khớp mạn tính trong đó có bệnh gút. Đồng bào kháo với chúng tôi rằng miếng cao màu đen này chính là “khắc tinh” của gout và là thứ “vàng đen” quý giá của họ.
Để đánh giá thực hư tác dụng của bài thuốc, chúng tôi quyết định khám phá bài thuốc trên nhiều phương diện từ nguyên do sử dụng bài thuốc trong dân gian đến cách nhìn nhận trên cơ sở khoa học. Để thực hiện, chúng tôi quyết định đến huyện Lục Yên nơi xuất xứ của bài thuốc Cao gắm này.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết huyện miền núi Lục Yên nổi tiếng là vùng đất ngọc của Việt nam, nơi có những viên đá quý vùi sâu dưới hàng nghìn km địa chất. Ngồi trên xe trên tuyến đường đèo quanh co đến Lục Yên, cảnh tượng đập vào mắt chúng tôi là ngững dãy núi đá cao với nhiều dược liệu quý mọc bám treo leo trên các vách núi.
Gút – căn bệnh phổ biến ở người Tày, Lục Yên?
Người ta cho rằng bệnh gút là căn bệnh của vua chúa, chỉ gặp ở những người giàu sang với những đồ ăn, thức uống của người giàu. Vấn đề đặt ra ở đây là, tại sao trong cuộc sống còn nhiều khó khăn trước kia, khi mà ăn uống còn nhiều kham khổ nhưng bệnh gút lại trở nên phổ biến với đồng bào người Tày ở Lục Yên, Yên Bái.
Câu trả lời nằm ở chính nguồn thực phẩm hàng ngày họ sử dụng. Trong bữa ăn của người Tày thì măng và nấm rừng là món chủ đạo, đồng bào ăn măng quanh năm (măng nứa, măng tre, măng sặt, măng vầu,…) măng tươi, phơi khô hoặc ủ làm măng chua sử dụng quanh năm.
Theo các nghiên cứu khoa học, hàm lượng purin (chất tạo acid uric gây bệnh gút) có trong măng và nấm rất cao, không thua kém gì so với thịt bò, hải sản. Ngoài ra những bữa ăn có bổ sung thêm thịt thú rừng, cũng là thực phẩm có hàm lượng purin cao làm cho đồng bào dễ dàng trở thành nạn nhân của bệnh gút.
Trước nguy cơ đó, người Tày đã sớm phát hiện và sử dụng dây gắm mọc hoang trong rừng để cải thiện các triệu chứng của bệnh gút. Dây gắm trên rừng được thu hái vào một thời điểm nhất định trong năm (theo đồng bào vào thời điểm đó dây mới có hiệu quả tốt nhất). Dây gắm thu hái về được rửa sạch, thái nhỏ, sao khô và bảo quản thật kỹ trước khi cho vào nấu cao.
Sau khoảng thời gian 3 ngày 3 đêm được nấu nhừ, tinh lọc, cô đặc liên tục kết hợp với những kinh nghiệm bí truyền từ đó mới cho ra được một mẻ cao gắm. Người Tày ở Lục Yên dùng cao gắm pha nước uống thay trà hàng ngày hoặc ngâm với rượu uống để hỗ trợ chữa trị các bệnh về xương khớp, viêm khớp dạng ong đốt (bệnh gút).
Các nhà khoa học vào cuộc
Để đánh giá một cách toàn diện về hiệu quả của bài thuốc Cao Gắm trên lâm sàng và khẳng định tính an toàn của bài thuốc, nhóm các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu trên cả 2 nhóm bệnh nhân gout cấp tính và gout mạn tính.
- N1: 30 bệnh nhân mắc gút cấp tính.
- N2: 30 bệnh nhân mắc gút mạn tính.
Bệnh nhân ở cả 2 nhóm được uống 20 gram Cao gắm/ngày, chia 2 lần, uống trong 30 ngày liên tục. Các chỉ tiêu được quan sát vào ngày thứ 30 của đợt điều trị cho thấy:
Dây gắm có tác dụng giảm đau tự nhiên vì mức độ đau giảm đến 50% (đánh giá thông qua chỉ số Ritchie). Kết quả chỉ ra trong bảng sau:
Chu vi khớp sưng giảm tới 2cm tại các khớp cổ tay, khớp gối, khớp cổ chân. Kết quả chỉ ra trong bảng sau:
Giảm chỉ số axit uric máu. Hiệu quả giảm axit uric đạt đến 88,33% (13,33% bệnh nhân giảm axit uric trên 30%. 48,33% bệnh nhân giảm axit uric từ 15-30%). Kết quả chỉ ra trong bảng sau:
Kết quả giảm chỉ số acid uric của Cao gắm được trình bày dưới biểu đồ sau:
Kết luận: Cao gắm an toàn khi sử dụng. Tác dụng giảm đau, giảm sưng, hạ axit uric máu ở cả hai nhóm bệnh gout mạn và gout cấp.
Một số bài thuốc đông y từ dây gắm!
Trị Rắn Cắn:
Nếu bị rắn cắn hãy ngồi yên để chất độc đỡ di chuyển, sau đó hái một nắm lá gắm, giã hoặc nhai nhỏ đắp vào vùng vết thương do rắn cắn trước khi đến các y tế để chữa trị.
Hỗ Trợ Điều Trị Lở Sơn:
10gr rễ gắm đun với 300ml nước, đun nhỏ lửa đến khi cạn một nửa thì dùng được, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Hỗ Trợ Điều Trị Phong Thấp:
Rễ cây gắm, cà gai leo, vỏ chân chim, rễ cây cỏ xước, rễ tầm xuân, dây đau xương. Mỗi vị 20g sắc với 500ml nước đến khi còn 200ml thì đem ra dùng. Uống trong 15 ngày, mỗi ngày 2 lần.
Hỗ Trợ Điều Trị Đau Nhức Gân Xương:
Rễ cây gắm,vỏ cây hoa giẻ, rễ rung rúc, ngũ gia bì mỗi thứ 80g, rễ bướm bạc, rễ cỏ xước, rễ tầm xuân, rễ bưởi bung, rễ ô dược, tầm cửi dâu, rễ xích đồng nam, rễ bạch đồng nữ mỗi thứ 40g, rễ chỉ thiên, cỏ roi ngựa 20g thái nhỏ rồi phơi khô. Ngâm với 2 lít rượu sau 15 ngày là dung được. Mỗi ngày uống một chén hạt mít, uống trước khi đi ngủ.
Địa chỉ bán Cao Gắm:
Hiện các loại cao gắm trên thị trường đều đang được bán tại Hệ thống Nhà Thuốc Thân Thiện. Quý vị truy cập vào nhà thuốc link Cao Gắm để mua hoặc liên hệ theo thông tin.
- Website: nhathuocthanthien.com.vn
- Hotline: 0916893886
- Địa chỉ: Số 10 ngõ 68/39 đường Cầu Giấy, phường Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Báo chí nói về dây gắm và công dụng cao dây gắm: Soha, 24h, Dantri!