Còn có tên gọi khác là tần quy, vân quy,… Tên khoa học là Angelica sinensis (Oliv.) Diels, thuộc họ Hoa tán (Apraceae). Phần rễ phơi hay sấy khô của cây là dược liệu đương quy (Radix Angelicae sinensis).

Cây đương quy cao 40-80cm, thân cây màu tím có các rãnh dọc, không lông. Lá mọc so le, xẻ lông chim, cuống dài 3-12cm, 3 cặp lá chét. Cặp lá chét phía trên đỉnh không có cuống, lá chét xẻ, mép lá có răng cưa, phía dưới cuống phát triển dài gần nửa cuống ôm lấy thân.

Hoa rất nhỏ màu xanh trắng, mọc thành cụm hình tán kép gồm 12-40 hoa. Quả bế có rìa màu tím nhạt. Cây ra hoa vào tháng 7-8.

Xem thêm

Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ cách sử dụng đương quy chữa bệnh trong Đông Y để bạn đọc có thể tham khảo.

đương quy
Đương quy tươi chưa rửa sạch đất!

Một số bài thuốc chữa bệnh từ đương quy

  1. Chữa chứng suy nhược cơ thể, thiếu máu, đẻ xong máu hôi chảy mãi không ngừng: Dùng 12g đương quy, 12g thục địa, 8g bạch thược, 6g xuyên khung, sắc với 600ml nước còn 200ml, chia uống 3 lần trong ngày.
  2. Bổ huyết cho phụ nữ sau sinh: 7g đương quy, 6g đại táo, 6g sinh khương, 6g quế chi, 6g quế chi, 10g thược dược, 50g đường phèn, sắc với 600ml nước cho đến khi còn 200ml, chia uống 3 lần trong ngày.
  3. Chữa chảy máu cam không ngừng: Lấy đương quy sao khô tán nhỏ, mỗi lần uống 4g với nước cháo, ngày 2-3 lần.
  4. Bổ não: 100g đương quy, 40g viễn chí, 40g xương bồ, 60g táo nhân, 60g ngũ vị tử, 80g khởi tử, 40g đởm tinh, 40g thiên trúc hoàng, 40g long cốt, 60g ích trí nhân, 40g hổ phách, 80g nhục thung dung, 60g bá tử nhân, 40g chu sa, 80g hồ đào nhục, tất cả tán bột thêm mật ong làm thành viên khoảng 4g. Mỗi lần uống 1 viên, ngày 2 lần, uống liên tục 15 ngày.
  5. Trị răng lợi, môi miệng bị sưng, chảy máu: Lấy 1,6g đương quy, 1,6g sinh địa, 2g thăng ma, 1,2g hoàng liên, 1,2g mẫu đơn sắc lấy nước uống, nếu trường hợp đau nhiều có thể thêm thạch cao vào đun cùng.
  6. Chữa đau bụng kinh: Dùng 6g đương quy, 6g hồng hoa, 6g ngưu tất, 6g xuyên khung, 6g sinh địa, 8g chỉ xác, 4g cam thảo, 4g sài hồ, sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
  7. Trị khí huyết kém, người hay mệt mỏi, không có lực: 12g đương quy, 40g hoàng kỳ, sắc uống mỗi ngày 1 thang, liên tục trong 3-4 tuần lễ. Hoặc 12g đương quy, 12g nhân sâm, 12g bạch linh, 12g bạch truật, 12g bạch thược, 12g thục địa, 8g xuyên khung, 6g cam thảo, đun lấy uống mỗi ngày 1 thang, uống trong 3-4 tuần.
  8. Điều trị chứng xuất huyết: Lấy mỗi vị 30g gồm đương quy, đại hoàng, bồ hoàng, hoa hòe, a giao, tất cả tán bột, thêm mật ong làm thành hoàn, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g.
  9. Chứng tiêu hóa kém do tỳ hư khiến cơ thể ốm yếu: 4g đương quy, 12g bạch truật, 12g bạch linh, 12g hoàng kỳ, 12g hắc táo nhân, 4g viễn chí, 4g cam thảo, 6g đảng sâm, 6g mộc hương, tất cả đun lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
  10. Chữa ra mồ hôi trộm: 12g đương quy, 10g hoàng kỳ, 8g thục địa, 8g sinh địa, 6g hoàng cầm, 6g liên hoàng bá, sắc lấy nước uống 2 lần trong ngày.
  11. Trị chứng khó ngủ, tâm huyết hư: Lấy 12g đương quy, 10g viễn chí, 8g táo nhân, 10g phục thần, 10g nhân sâm, sắc lấy nước chia 2 lần uống trong ngày.
  12. Chữa đau do bị vấp ngã: 12g đương quy, 10g tục đoạn, 10g ngưu tất, 12g đỗ trọng, 10g địa hoàng, 2g vảy sừng hươu, 1 thìa café bột quế, tất cả sắc lấy nước uống khi nóng.
  13. Điều trị bại liệt và đau cột sống: 40g đương quy, 12g tục đoạn, 12g đỗ trọng, 12g độc hoạt, 4g tế tân, 8g lưu kỳ nô, 12g chỉ xác, 4g cam thảo, đun với 300ml nước cho đến khi còn 100ml, chia uống 2 lần sáng tối.
  14. Chữa chứng thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt: 12g đương quy, 12g xuyên khung, 12g bạch thược, 12g thục địa, sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang, liên tục trong 3-4 tuần cho đến khi bệnh thuyên giảm.
  15. Trị các chứng tê chân tay: 12g đương quy, 8g quế chi, 10g thương truật, 6g cúc hoa, 10g ngưu tất, sắc với nước lấy 1/3 chia uống 2 lần sáng tối trong ngày.
  16. Sốt rét lâu không khỏi: 12g đương quy, 10g ngưu tất, 12g miết giáp, 6g quất bì và 3 lát gừng sống, sắc lấy nước uống trong ngày.
  17. Điều trị viêm tuyến tiền liệt: 15g đương quy, 15g hạt vải, 15g hạt quýt, 50g thịt dê, cho tất cả vào nồi nấu chín, lấy nước uống và ăn thịt. Mỗi tuần ăn 2 lần. Hoặc áp dụng 8g đương quy, 25g lá hành và 5g trạch lan, sắc lấy nước uống thay trà ngày.
  18. Hỗ trợ chữa bệnh động mạch vành: 10g đương quy, 90g sơn tra, 15g ngó sen, 6g rễ hành, cho tất cả vào nồi nước nấu thành canh chia uống 2 lần sáng tối trong ngày.

Ngoài cách áp dụng những bài thuốc trên để chữa bệnh, đương quy còn có thể kết hợp làm các món ăn ngon trong thực đơn tại nhà. Bạn cũng có thể tham khảo thêm tại https://caythuocdangian.com/  để biết thêm cách chế biến món ăn cũng như những tác dụng tuyệt vời của loại cây này.

Những bài thuốc trên người bệnh không tự ý áp dụng, nên hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng nhé!

Chia sẻ tới mọi người