Cây Bạch chỉ là gì?
Bạch chỉ trong các vị thuốc còn gọi là Bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trú c căn, Đỗ nhược, Hòe hoàn, Lan hòe, Linh chỉ, Ly hiêu,… . Có tên khoa học là Angelica Dahurica Benth. Et Hook. F, thuộc họ Apiaceae.
Bạch chỉ là cây sống lâu năm, thuộc dòng cây thân thảo, có chiều cao khoảng 1 – 1.5m, thân hình trụ, rỗng. Rễ phình thành củ dài, mọc thẳng, có khi phân nhánh. Lá to, cuống dài phát triển thành bẹ rộng ôm lấy thân; phiến lá xẻ 2 – 3 lần lông chim, mép khía răng cưa, có long ở gân lá mặt trên. Cụm hoa tán kép mọc ở kẽ lá hay đầu cành; hoa nhỏ, màu trắng, mẫu 5. Quả bể, dẹt, hình bầu dục hoặc hình trứng dài khoảng 6mm, ra quả vào khoảng tháng 8, tháng 9.

Phân bố:
Thường mọc ở bìa rừng có độ cao từ 500m đổ lên so với mục nước biển.Ở nước ta, Bạch chỉ được tìm thấy nhiều ở các tỉnh phía Bắc như: Hà Nội, Ninh Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Lào Cai,… .
Bộ phận dùng:
Bộ phận dùng làm thuốc của cây Bạch chỉ là rễ củ (Radix Angelicae), thu hái vào mùa thu, bỏ thân, rễ con, rửa sạch, phơi hay sấy khô. Không lấy củ ở cây ra hoa kết quả.
Thành phần hóa học:
Bạch chỉ có chứa coumarin (Byak-Angelicin, Byak Angelicol, Oxypeucedanin, Imperatorin, Isoimperatorin, Phelloterin, Xanthotoxin, Anhydro Byakangelicin), tính dầu, chất nhựa, tinh bột.
Tác dụng – công dụng chung của cây Bạch chỉ:
Chữa cảm sốt, sổ mũi, nhức đầu, hoa mắt, đau răng, phong thấp nhức xương. Ngoài ra còn dùng để chữa đại tiện ra máu, chảy máu cam, mụn nhọt mưng mủ, viêm tuyến vú.
Theo đông y:
Cách dùng – liều dùng: ngày dùng 5 – 10g dạng thuốc sắc hay thuốc bột, chia thành nhiều lần uống. Thường được phối hơp trong các bài thuốc trị bệnh.
Một số nghiên cứu khoa học về cây Bạch chỉ:
Tác dụng kháng khuẩn:
- Trong thí nghiệm, Bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn đối với các loại Shigella và Salmonella (Trung Dược Học).
- Bằng phương phápkhuyếch tán trên môi trường nuôi cấy vi khuẩn, nước sắc và cao chiết từ Bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn đối với các chủng phế cầu (Diplococcus Pneumoniae), liên cầu (Streptococus Hemoleticus), tụ cầu vàng (Staphylococus Aureus), Bacillus Subtilis, Shigella Sonnei, Shigella Flexneri, Shigella Shiga, Shigella Dysenteriae, Enterococus, Vibrio Cholerae và Bacillus Typhi. Ngoài ra, Bạch chỉ còn có tác dụng kháng Virus (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
- Kháng khuẩn lao: Đối với vi khuẩn lao ở người thuốc có tác dựng ức chế rõ rệt (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Tác dụng giảm đau: Trên mô hình gây quặn đau bằng cách tiêm xoang bụng dung dịch Acid Acetic 6%o cho chuột nhắt trắng, Bạch chỉ với liều lượng 10g/kg, có tác dụng giảm đau rõ rệt (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). Đồng thời, làm giảm đau đầu do cảm cúm, đau đầu sau đẻ, đau lợi răng, đau thần kinh mặt (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
Tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh: Với liều nhỏ Angelicotoxin có tác dụng hưng phấn trung khu vận động huyết quản, trung khu hô hấp và dây thần kinh phế vị làm cho huyết áp tăng, mạch chậm, hơi thở kéo dài, chảy nước dăi và nôn mửa. Với liều lớn dẫn tới co giặt và tê liệt toàn thân (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
Tác dụng chống viêm: Với mô hình gây viêm thực nghiệm bằng Kaolin trên chuột cống trắng, Bạch chỉ với liều lượng 10g/kg có tác dụng chống viêm. Angelicotoxin, một hoạt chất chiết từ Bạch chỉ, dùng với liều nhỏ, có tác dụng kích thích trung khu vận mạch, tủy sống, gây tăng huyết áp, mạch chậm, hô hấp hưng phấn, các phản xạ được tăng cường, ngoài ra việc kích thích tiết nước bọt. Dùng với liều quá lớn gây co giật và cuối cùng dãn đến tê liệt (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Một số bài thuốc có chứa Bạch chỉ:
Điều trị đinh nhọt mới mọc:
4g Bạch chỉ + 40g gừng sống, đem đi giã nát trộn với 1 chén rượu, đung nóng rồi uống cho ra mồ hôi.
Điều trị đầu phong:
Mang tiêu + Uất kim + Bạc hà + Bạch chỉ mỗi vị lấy lượng vừa đủ dùng, Đem đi tán thành bột mịn, dùng với lượng vừa đủ để thổi trực tiếp vào mũi. Dùng đều đặn sẽ thấy bệnh thuyên giảm.
Điều trị chóng mặt, chứng phong, sản hậu sinh:
Lấy một lượng Bạch chỉ đủ dùng trong 1 tháng, đem đi tán thành bột mịn, thêm vào 1 lượng mật ong vừa đủ, trộn đều rồi nặn thành viên hoàn. Cất lọ dùng dần, mỗi ngày uống 1 viên, sử dụng đều đặn trong một tháng bệnh sẽ có tiến triển.
Điều trị chứng đau mí mắt do đờm, nhiệt, phong:
Bạch chỉ đem tán thành bột, mỗi ngày 8g pha chung với nước nóng, hãm vài phút, uống thay nước trà hàng ngày.
Điều trị bệnh xoang:
3g Bạch chỉ + 3.2g tân di + 3.2g phòng phong + 2g xuyên khung + 4.8g thuong nhĩ tử + 1.2g tế tân, đem tất cả pha cùng với lượng nước vừa đủ để tạo thành hỗn dịch sền sệt, dùng bôi quanh rốn. Chú ý kiêng kị thịt bò.
Điều trị hôi miệng:
30g Xuyên khung + 30g Bạch chỉ tán thành bột mịn, cho thêm 1 lượng mật ong, nặn thành viên hoàn. Ngày ngậm 2 – 3 viên.
Điều trị cảm cúm:
20g Cam thảo + 40g Bạch chỉ + 1 quả táo gọt vỏ + 3 củ hành + 3 lát gừng + 50 hột đậu xị, đem đi sắc chung với 2 bát nước, sắc đến khi còn khoảng 1 bát nước thì chắt ra uống khi còn ấm. Đảm bảo uống đến khi cơ thể tỏa nhiệt ra mồ hôi thì sẽ khỏi.
Điều trị chảy nước mũi trong:
Bạch chỉ được tán thành bột trộn cùng hành đã được giã nát, nặn thành viên hoàn, mỗi viên hoàn có khối lượng khoảng 4g. Mỗi ngày 2 – 3 viên dùng 2 lần, dùng chung với trà nóng.
Điều trị ruột có mủ máu, bạch đới, rốn và đau bụng lạnh:
40g Bạch chỉ + 20g Bạch phàn + 20g thược dược căn + 80g đơn diệp hồng la quỳ căn, đem tất cả đi tán thành bột, trộn chung với lượng sáp vừa đủ để làm thành viên hoàn nhỏ. Mỗi lần dùng khoảng 10 – 15 viên hoàn uống với nước cơm khi bụng đói.
Điều trị bệnh trĩ:
Bạch chỉ tán bột, pha 4g bột này với nước cơm nóng. Có thể kết hợp với việc sắc và xông hậu môn với nước sắc Bạch chỉ.
Điều trị sốt ở trẻ nhỏ:
Bạch chỉ đem sắc lấy nước, dùng nước này pha ấm để tắm cho trẻ, nhằm giúp trẻ đổ mồ hôi, như vậy trẻ sẽ nhanh khỏi bệnh.
Điều trị đau răng:
2g chi sa + 4g bạch chỉ tán thành bột, trộn với 1 lượng mật ong vừa đủ tạo viên hoàn to. Dòng 1 viên nhét trực tiếp vào phần kẽ răng bị đau.
Điều trị bệnh về mắt:
Hung hoàng + bạch chỉ lượng bằng nhau tán nhuyễn sau đó trộn với lượng mật ong vừa đủ tạo độ dính nặn thành viên hoàn, lăn viên hoàn qua bột chu sa. Sử dụng 2 viên/ ngày, dùng 2 lần.
Điều trị đi tiểu khó:
80g Bạch chỉ tẩm cùng giấm phơi hoặc sấy khô, tán nhuyễn. Mỗi lần dùng lấy 8g uống cùng với nước cam thảo và mộc thông.
Điều trị mồ hôi trộm:
40g Bạch chỉ + 20g thần sa tán thành bột mịn. 80g/lần/ ngày dùng cung với rượu nóng.
Điều trị chứng đau nửa đầu:
Bạch chỉ + Nhũ hương + Thạch cao + Tế tân, mỗi vị lấy một lượng bằng nhau, đem tất cả đi tán thành bột, sử dụng bằng cách hít trực tiếp vào mũi. Đau bên nào hít bên đó.
Điều trị đau mắt, đau đầu:
16g Bạch chỉ + 4g Ô đầu sống, đem hai dược liệu này đi tán thành bột mịn, mỗi ngày dùng 1 lượng nhỏ pha cùng với nước nóng, hãm khoảng 5 phút và uống thay trà hàng ngày. Sử dụng đều đặn đến khi triệu chứng đau ngừng hẳn.
Điều trị chứng đi tiểu ra máu:
Đương quy + Bạch chỉ với lượng vừa đủ, trộn đều. 8g/lần pha với nước ấm uống.
Lưu ý:
- Không dùng Bạch chỉ cho người: huyết nhiệt, âm hư; hỏa vương, âm hư; ung nhọt đã vơ mủ, đau đầu vì huyết hư; mụn nhọt chưa vỡ miệng.
- Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng cây sen.
- Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ thầy thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.