Không hiển thị thông báo này lần sau.
Theo Đông y chè vị đắng, ngọt, hơi chua, hàn, không độc, tác dụng vào gan, lách, phổi, thận.
Ngoài tác dụng thanh nhiệt thì trà đắng còn có rất nhiều công dụng khác, cách dùng lại đơn giản phù hợp với người việt.
Chè đắng còn được gọi với tên khác là khổ đinh trà, chè vua hay chè đinh. Sở dĩ chúng có tên gọi như vậy, bởi vì sau khi người dân thu hái, họ cuộn chúng lại với nhau giống như cái đinh. Trong chè đắng có rất nhiều các thành phần hóa học được biết đến với công dụng rất tốt trong việc phòng và chữa bệnh. Thế nhưng, không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng được. Chính vì vậy, Chè đắng– muốn uống phải biết những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết ngay sau đây.
Ilex Kaushue là tên khoa học của Chè Đắng, có vị đắng có tác dụng thanh lọc và giải độc cho cơ thể. Hay còn được gọi với các tên khác là Ché Khôm, Trà Đinh, Khổ Đinh, Trà Đắng… Ngày nay, người ta thường dùng chè đắng để pha trà uống hàng ngày giúp hạ huyết áp, tinh thần sảng khoái, ngăn ngừa bệnh ung thư và nhiều loại bệnh dược lý khác.
Chè Đắng được trồng nhiều nhất tại Việt Nam và Trung Quốc. Theo điều tra cho thấy Khổ Đinh ở Quảng Tây – Trung Quốc có 23 cây, trong đó cây lớn nhất cao 29m và đường kính 79cm và cũng được tìm thấy ở một số huyện Quảng Đông & Long Châu, Huyện Cách, Mã Sơn, Long An, Thượng Lâm….Hạt Khổ Đinh có thời gian ngủ dài nên rất khó nảy mầm, gần như bị tuyệt tích. Còn Trà Đắng ở Việt Nam thường phân bố chủ yếu ở Cao Bằng và Lạng Sơn. Cây mọc tự nhiên trong rừng, đường kính khoảng 70cm
Tanin, caffeine được coi là 2 thành phần chủ yếu có trong chè đắng chúng lần lượt chiến 10-20% với caffeine và 1-6% với caffeine. Bên cạnh đó trong chè đắng còn chứa các chất như: caffeine, triterpenoid hay saporin
Không phải ai cũng biết rõ công dụng của chè đắng vì tính vị của từng loại sẽ tốt cho từng đối tượng cụ thể. Theo đông y thì chè đắng có tính hàn, vị đắng, giúp thanh nhiệt, giải độc, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, phục hồi sức khỏe và tăng cường trí nhớ…. Cụ thể như:
Bộ phận của cây Trà Đắng thường được dùng làm thuốc là lá bánh tẻ. Lá cây đắng được thu hái quanh năm, sau đó mang về rừa sạch đem sấy khô hoặc phơi khô. Sau khi lá cây đắng đã khô thì bạn thao qua cho thơm rồi nghiền thành bột. Bạn có thể hãm trực tiếp với nước nóng để uống hàng ngày. Đây là cách dùng Trà Đắng quen thuộc nhất của người dân Việt Nam. Ngoài ra, bạn cũng có thể hãm lá Trà Đắng tươi với nước nóng để sử dụng. Cách làm như sau:
Chuẩn bị khoảng 200g lá Trà Đắng tươi, gừng 1 lát nhỏ và khoảng 500ml nước lọc
Cách làm: Loại bỏ những lá đắng bị vàng, già, quá non hoặc bị sâu. Nếu bạn sử dụng lá trà đắng non để hãm thì sẽ cho nước màu nhạt, còn sử dụng lá già thì nước không thơm có màu bầm đen. Sau đó, bạn rửa sạch lá đắng, vò nhẹ rồi cho vào ấm cùng với lát gừng và 500ml nước lọc đun sôi. Hoặc bạn có thể đun sôi nước xong rồi cho lá trà đắng và lát gừng vào, cách này giúp nước xanh và màu đẹp hơn. Để nước nguội rồi uống hàng ngày thay nước lọc
Chè Đắng có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng được hay uống sai liều lượng sẽ khiến say chè hoặc nhiều tác dụng phụ khác. Vì thế bạn cần chú ý những điều sau:
Trên đây là những thông tin chia sẻ về Chè Đắng – hy vọng các bạn phần nào hiểu được đây là một vị thuốc có nhiều tác dụng phòng và chữa bệnh.
Lưu ý: Hiện chúng tôi có bán cả CAO CHÈ DÂY, nếu quý vị có mua xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo thông tin bên trên.
Báo chí nói về chè đắng: Nông nghiệp, Sức khoẻ đời sống, Vnexpress, Tuoitre!
Không hiển thị thông báo này lần sau.
Chưa có đánh giá nào.