
Xuất xứ | Lào Cai |
Quy cách | Kilogam |
Thương hiệu | No brand name |
Cây Gừng có tác dụng giúp trị nôn do vị hàn, chứng thai phụ nôn nặng, thai động: Sa nhân tán thành bột mịn, mỗi lần uống 2 – 4g, ngày dùng 3 lần với nước gừng tươi sắc. Trị chứng thai phụ nôn nặng, thai động có kèm theo thận yếu: Sa nhân tán thành bột mịn + Tang ký sinh, Đỗ trọng, Tục đoạn với lượng bằng nhau đi nghiền thành bột mịn. Chuẩn bị thêm nước gừng tươi sắc uống chung.
Cây Gừng có lẽ không còn lạ lẫm gì với người dân Việt Nam ta, trong đông y còn gọi với những tên gọi khác là sinh khương (gừng tươi), Can khương (gừng khô),… . Tên khoa học là Zingiber officinale (Willd.) Roscoe, Tên trong ngành dược là Rhizoma zingiberis Recens. Tên thực vật là Zingiber officinale Willd. Rosc, thuộc họ Gừng (tên danh pháp khoa học là Zingiberaceae).
Gừng là cây thân thảo, sống lâu năm, cao 0,6 – 1m. Lá mọc so le không cuống, hình mác dài, có mùi thơm. Trục hoa xuất phát từ gốc, dài khoảng 20 cm. Hoa màu vàng. Thân rễ mặp, phồng lên thành củ.
Gừng là giống cây khá dễ trồng, đồng thời đây là một loại gia vị phổ biến của nước ta nên bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở bất kỳ đâu, việc nuôi trồng gừng trở nên mạnh mẽ hơn vào thời điểm gừng được sử dụng vào chữa trị bệnh.
Bộ phận dùng của gừng là thân rễ (Rhizoma Zingiberis Officinale). Có 2 loại gừng là Gừng tươi gọi là Sinh khương và Gừng khô gọi là Can khương.
Gừng gồm có thành phần hóa học là 2 – 3% tinh dầu, còn lại là phần hớn hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: b-zingiberen (35%), b-curcumenen (17%), b-farnesen (10%). Ngoài ra còn có alcol monoterpenic như: geraniol, linalol, borneol. Nhựa dầu chứa 20 – 25% tinh dầu và 20 – 30% các chất cay. Thành phận tạo vị cay của gừng là zingeron, shogaol và zingerol, trong đó gingerol chiếm tỉ lệ cao nhất.
Trong tinh dầu gừng còn có chứa a-camphen, b-phelandren, eucalyptol và các gingerol.
Chữa bụng lạnh, đầy trướng không tiêu, nôn mửa ỉa chảy, chân tay lạnh, ho có đờm, ho suyễn.
Ngày dùng từ 4 – 8 g, dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Thành phần Cineol có trong củ Gừng có tác dụng kích thích khi sử dụng tại chỗ và có tác dụng diệt khuẩn trên nhiều vi khuẩn.
Nước sắc từ Sinh khương dùng đều đặn có thể xúc tiến phân tiết dịch tiêu hóa, bảo hộ niêm mạc bao tử, có tác dụng chống lóet, bảo hộ gan, lợi mật, chống viêm, giải nhiệt, chống khuẩn, giảm đau, chống ói.
Chất chiết cồn của Sinh khương còn có khả năng làm tăng hưng phấn trung khu vận động mạch máu, trung khu hô hấp, tim. Người bình thường nhai Sinh khương, có thể tăng huyết áp.
Dịch ngâm nước Sinh khương có tác dụng sát trùng bất đồng trình độ đối với trực khuẩn thương hàn, vi khuẩn phẩy hoắc lọan, khuẩn nấm T.violaceum, trùng roi âm đạo, và có tác dụng ngăn ngừa trùng hút máu nở trứng và têu diệt trùng hút máu (Trung dược học).
Sa nhân tán thành bột mịn, mỗi lần uống 2 – 4g, ngày dùng 3 lần với nước gừng tươi sắc.
Sa nhân tán thành bột mịn + Tang ký sinh, Đỗ trọng, Tục đoạn với lượng bằng nhau đi nghiền thành bột mịn. Chuẩn bị thêm nước gừng tươi sắc uống chung.
Bạc hà + ngâm với nước Gừng, ngâm khoảng tầm 12 giờ, sau đó vớt lấy phần Bạc hà đi sấy khô, tán bột. Mỗi lần dùng 4g, hòa chung với nước đã đun sôi, rửa mắt ((Minh Mục Kinh Nghiệm Phương).
4g Bạch chỉ + 40g gừng sống, đem đi giã nát trộn với 1 chén rượu, đung nóng rồi uống cho ra mồ hôi.
20g Cam thảo + 40g Bạch chỉ + 1 quả táo gọt vỏ + 3 củ hành + 3 lát gừng + 50 hột đậu xị, đem đi sắc chung với 2 bát nước, sắc đến khi còn khoảng 1 bát nước thì chắt ra uống khi còn ấm. Đảm bảo uống đến khi cơ thể tỏa nhiệt ra mồ hôi thì sẽ khỏi.
Hái với lượng cỏ nhọ nồi vừa đủ, đem rửa sạch, cho vào nồi nấu cô đặc thành cao rồi cho thêm một lượng vừa phải nước gừng và mật ong. Nấu cho cô đặc lại lần nữa. Cuối cùng dồn cao đặc này vào lọ thủy tinh, đậy nắp kín và bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Khi dùng lấy 1 – 2 muỗng canh, hòa với nước đun sôi còn ấm hoặc cho thêm ít rượu gạo để uống 2 lần/ngày.
Xem thêm: Cây đương quy!
Không hiển thị thông báo này lần sau.
Chưa có đánh giá nào.