Cây cà gai leo được coi là một vị thuốc cứu tinh trong việc xoa dịu các bệnh về gan, như xơ gan, viêm gan A, góp phần phục hồi lại các tế bào bị tổn thương của gan,… Đặc biệt, Cà gai leo được Viện dược liệu chứng minh là có vai trò hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B mãn tính.
Cà gai leo có tên khoa học là Solanum Procumbens Lour, trong dân gian lại được người dân gọi theo các cách khác nhau như cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, có noi còn gọi là cà lù, gai cườm,… toàn là những cái tên nghe lạ tai. Cà gai leo thuộc họ Cà, tên khoa học là Solanaceae.
Đây là cây leo nhỏ, chu kỳ sống kéo dài nhiều năm, cây có thể dài tới 1m hoặc hơn thế. Thân cây phát triển mạnh dần hóa gố ở gốc cây, thân cây nhẵn, phân ra nhiều cành. Canh non chĩa theo nhiều hướng, tỏa rộng đón ánh sáng, bên trên phủ một lớp lông hình sao và nhiều gai cong màu vàng. Lá hình bầu dục hoặc thuôn, gốc tròn hoặc hình nêm, đầu tù. Phiến lá to thùy nông không đều, mặt trên sẫm, mặt dươi nhạt phủ đầy lông tơ mỏng màu trắng. Lá mọc so le, 2 mặt lá đều có gai ở chính nhất mặt trên lá, gai còn phủ xuống cả cuống lá, nên cẩn thận khi thu hái dược liệu này.
Hoa cà gai leo mọc chủ yếu vào khoảng tháng 4 đến tháng 6, hoa màu trắng, có khi phơt tím. Hoa mọc thành xim kết thang 2 – 5 hoa nơi kẽ lá, đôi khi là 7 – 9. Đài hoa có phủ lông, xẻ chia thành 4 thùy hình tam giác hoặc hình trái xoan nhọn. Nhị hoa màu vàng, chỉ nhị phình to ở gốc.
Cà gai leo thường kết quả vào tháng 7 – 9, đây là thời kỳ giao mùa thu đông, quả cà gai khi còn non là màu xanh, sau chín dần chuyển màu đỏ mọng, có hình cầu vỏ nhẵn bóng, vẫn sẽ có lớp lông mỏng nhẹ, nhưng không đáng gây chú ý. Đường kính quả khoảng 5 – 7mm không được to cho lắm, hạnh cà gai hình thận màu vàng.
Cây cà gai leo có hoa màu trắng, lá xanh, nhiều gai, quả màu đỏ khi chín!
Phân biệt Cà gia leo và cà dại:
Có thể khi bạn tìm hiểu về cây cà gai leo này thì bạn sẽ nghĩ ngay tới một câu hỏi :”Liệu nó có phải là cây cà dại ngoài nhà kia không?” thì câu trả lời sẽ là “KHÔNG”. Về mặt hình thức bên ngoài thì phải công nhận về hình dáng thì cà gai leo và cà dại khá giống nhau, nhưng dược chất bên trong Cà dại không có công dụng tốt như Cà gai leo dẫn đến việc làm giảm đi hiệu quả điều trị bệnh. Phải đảm bảo bạn đã mua đúng cà gai leo, vậy phân biệt chúng như nào?
Thân cây Cà: Cây cà dại mọc theo chiều thắng đứng, cao khoảng 2 – 3m cao hơn hẳn cây Cà gai leo, đặc biệt trên thân cây leo Cà gai đươc phủ một lớp gai nhỏ. Còn cà gai lẹo thuộc cây thân leo, mọc xòa rộng, chiều cao không tới 1m.
Lá cây Cà: Cây cà dại có lá khá to, to hơn lá cây cà gai leo, chiều dài lá có thẻ lên đến 10cm, còn lá cây Cà gai leo chỉ khoảng 3 – 4cm.
Qủa cây Cà: quả cây Cà dại lớn khoảng 10 – 15mm gần như gấp 2 lần quả của cây Cà gai leo.
Tuy nhiên, cây Cà dại cũng có những công dụng tốt khác như hoạt huyết, trừ thâm do các vết ứ máu, giảm đau, được dùng nhiều trong điều trị đau lưng, mỏi gối, đau dạ dày, đau răng, ứ huyết, họ mạn tính.
Phân biệt Cà gai leo với Cà độc dược:
Xem thêm
Ngoài cây Cà dại ra thì trong tự nhiên cũng có cây Cà độc dược cũng có hình dáng tương tự cây Cà gai leo. Như tên gọi của nó, Cà độc dược nó vừa có độc, lại vừa có dược chất. Khi sử dụng cây này không đúng cách bệnh nhân thường xuất hiện các biểu hiện như giãn đồng tử, mắt mờ, tim đập nhanh, miệng, cổ khô rát, trường hợp nặng hơn còn có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương gây tử vong. Cây Cà độc dược có đặc điểm:
Cây có thể cao tới gần 2m, lâu năm gốc cây hóa gỗ, phần thân và cành non có màu xanh đục hoặc chuyển dần sang tím, cũng phủ một lớp lông mỏng như cây Cà gai leo.
Lá cây cà độc dược mọc so le, phiến lá nguyên hình có hình trứng nhần gốc đều, cả 2 mặt lá đều được phủ 1 lớp lông mỏng.
Hoa to, mọc đứng, hình bông kèn, mọc đơn độc nơi kẽ lá. Cành hoa màu trắng, đài hoa hình ống màu xanh nhạt, phía trên có 5 răng.
Nhìn vào quả là dễ dàng nhận biết nhất bởi quả Cà độc dược có gai màu xanh, khi chín thì quả nứt ra nở thần 4 mảnh, phát tán hạt màu nâu vàng ra ngoài môi trường.
Trong đông y, Cà độc dược còn được sử dụng để điều trị bệnh viêm xoang, ho hen suyễn, chữa các bệnh về xương khớp như: đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa,… dùng trong trường hợp buồn nôn, nôn, chữa mụn nhọt,… . Không sử dụng Cà độc dược cho phụ nữ có thai và cho con bú, Bệnh nhân bị suy tim, rối loạn tiêu hóa, rối loạn tâm thần và đang trong tình trạng mất trí nhớ tạm thời.
Phân bố:
Cà gai leo là loại cây có thể tròng ở bất cứ đâu trên đất nước ta, tuy nhiên tỉ lệ cây cà gai leo có hàm lượng dược chất cũng như tỉ lệ trồng cây thành công nhất thì chỉ xuất hiện ở các sườn đồi, ven bờ dào, bụi dậm như Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Trị, Hà Nam, Thái Bình, 1 số tỉnh ĐB Bắc Bộ.
Ngày xưa, khi người dân vẫn còn chưa có kiến thức nhiều về cây cà gai leo thì người dân chỉ thường trồng cà gai leo dọc theo hàng rào nhà họ, chăm cây cho lớn, uốn cây, hướng cây phát triển sao cho ôm trọn hàng rào, vừa có tác dụng che chắn bảo vệ, vừa có tác dụng trang trí làm đẹp hàng rào.
Sau khi phát hiện ra tác dụng không ngờ của cây Cà gai leo, người dân lại thu hái rễ, cành và lá đem phơi khô hoặc sấy, bao giờ dùng thì lấy ra đun nước uống hàng ngày, hoặc nấu cao, tách lấy dược chất có tác dụng.
Quả táo mèo là loại quả nằm trong top đầu những thảo dược,...
26,000VNĐ
Nhờ vào những dược chất mà Cà gai leo đang có, chúng có công dụng:
Làm mát gan, giải độc gan, tăng cường chức năng gan.
Khôi phục các tế bào gan đang bị tổn thương.
Giúp làm giảm men gan, mỡ máu.
Dùng trong các trường hợp sử dụng rượu bia thường xuyên.
Giải độc gan do bị ngộ độc thực phẩm, hay uống phải các thuốc có hại đến các tế bào gan.
Đẩy lùi độc tố tồn đọng trong gan.
Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như xơ gan, gan nhiễm mỡ,… .
Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan A, viêm gan B, viêm gan B mãn tính,… .
Hỗ trợ chức năng gan kém do dùng quá nhiều thuốc trong điều trị các bệnh khác.
Giảm nhanh các tình trạng đau nhức dưới hạ sườn phải, vàng da,… .
Đối tượng sử dụng cà gai leo:
Cà gai leo sử dụng được với các đối tượng:
Người đang bị viêm gan A, viêm gan B, viêm gan mãn tính.
Đối với các đối tượng thừa cân có nguy cơ mắc phải gan nhiễm mỡ hay mỡ máu.
Các bệnh nhân đang trong giai đoạn điều trị viêm gan B do virus, xơ gan.
Người phải sử dụng thường xuyên chất có cồn, chất kích thích như rượu, bia, nước có gas,… .
Đang bị nóng trong người, xuất hiện các mụn nhọt, mụn trứng cá,… .
Người đang trong giai đoạn điều trị các bệnh khác, phải uống nhiều thuốc tây có ảnh hưởng tới gan.
Người có chức năng gan kém, ngộ độc gan.
Cách sử dụng cà gai leo:
Tùy vào mức độ mắc bệnh và nhu cầu sử dụng mà có các cách sử dụng cà gai leo khác nhau:
Dùng để trị bệnh: lấy khoảng 30gr cà gai leo khô, cho vào 1 – 1,5 lít nước đun sôi, để nước sôi khoảng 10 – 15 phút thì chắt ra để ấm hoặc để nguội rồi dùng.
Dùng để giải độc mát gan: lấy 15gr, cho vào 1 – 1,5 lít nước đung sôi trong khoảng 10 – 15 phút thì chắt ra dùng.
Dùng để uống thay nước lọc hàng ngày: lấy 5 – 10gr, cho vào 1 – 1,5 lít đun sôi để nguội, có thể dùng nóng hoặc lạnh tùy vào nhu cầu người sử dụng.
Thành phần hóa học có trong Cà gai leo:
Alkaloid: theo nghiên cứu cho thấy Alkaloid có tác dụng trong việc tái tạo lại các tế bào gan, chống lại các virus gây nguy hại cho gan, hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Ngoài ra, Alkaloid còn kích thích hoạt động của hệ thần kinh trung ương, kích thích hệ thần kinh giao cảm, giúp giảm đau, gây tê, làm giảm huyết áp cũng như tiêu diệt các vi khuẩn, ký sinh trùng có hại cho cơ thể.
Glycoalcaloid: đây được coi là hoạt chất có ý nghĩa lớn trong việc ức chế sự phát triển của xơ gan, tái tạo, sửa chữa các tế bào gan bị tổn thương. Glycoalcaloid còn có tác dụng làm giảm nồng độ virus viêm gan B trong máu nhờ vào việc kích thích hệ miễn dịch nội sinh của cơ thể sản sinh ra các cytokine loại bỏ virus.
Đề tài nghiên cứu khoa học về cà gai leo:
Với đề tài của Cây dược liệu Cà gai leo:“Nghiên cứu cây cà gai leo làm thuốc chống viêm gan và ức chế xơ gan” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Khai làm chủ nhiệm vào năm 2002 đã thử tác dụng của dạng chiết toàn phần và glycoalcaloid cà gai leo trên mô hình chống viêm mạn, trên colagenase, mô hình xơ gan thực nghiệm, tác dụng chống oxy hóa. Kết quả cho thấy:
Dạng chiết toàn phần và glycoalcaloid cà gai leo làm giảm trọng lượng u trên mô hình u hạt thực nghiệm theo thứ tự 42,2% và 35,2%.
Cả hai chế phẩm trên đều có tác dụng trên men colagenase. Dạng chiết toàn phần làm giảm hàm lượng colagen gan trên mô hình gây xơ gan là 27,0% còn dạng glycoalcaloid là 27,6%.
Hoạt chất chống oxy hóa (HTCO) in vivo là 47,5% .
Kết quả trên đã chứng minh glycoalcaloid là hoạt chất chính có tác dụng ức chế sự phát triển xơ gan, chống viêm, bảo vệ gan trong cao toàn phần của cà gai leo.
Đã nghiên cứu phát hiện những tác dụng dược lý mới của cà gai leo như tác dụng trên hệ miễn dịch, trên tế bào ung thư, cũng như thử tác dụng trên gen gây ung thư của virút và gen ức chế ung thư p53 và Rb.
Đã xác định độc tính cấp và độc tính bán trường diễn, độc tính trường diến của cà gai leo.
Vào năm 1997, kết quả nghiên cứu của Luận án Tiến sĩ Dược học choc thấy: “cà gai leo có tạc dụng hạn chế tăng trọng lượng gan do nhiễm độc, ngăn chặn thoái hóa mỡ và hiện tượng chảy máu vi thể trong nhu mô gan, làm giảm sự hủy hoại tế bào gan và tan rã nhu mô gan do đó bảo tồn được cấu trúc nan hoa của tiểu thùy gan”.
Cà gai leo khô!
Vì sao nên mua cà gai leo?
Vì đây là sản phầm có tác dụng tốt cho gan, giúp thanh nhiệt giải độc gan, đồng thời Cà gai leo còn các công dụng bảo vệ gan, thanh lọc gan. Điều đặc biệt ở Cà gai leo chính là có thể ức chế sự sao chép và đưa virus viêm gan B từ thể hoạt động thành thể âm tính (nghĩa là thể không hoạt động, thể ngủ yên), khi ở thể này gan sẽ không phải chịu tổn thương khiến việc cải thiện gan trở nên dễ dàng, tốt hơn hẳn. Nếu các bạn đang gặp các vấn đề về gan thì đây là sản phẩm hàng đầu mà các bạn nên chọn lựa.
Bài 1: Cho 35gr rễ, thân, lá khô cà gai leo sắc chung với 1 lít nước cho đến khi cô lại còn 300ml, sau đó chia làm 3 lần uống trong 1 ngày.
Bài 2: Cho 30gr rễ, thân, lá cà gai leo + 10gr cây chó đẻ (diệp hạ châu) + 10gr cây dừa cạn. Sau đó đem đi sao vàng, sắc lấy nước uống hàng ngày.
Chữa các vết thương do rắng cắn:
Ngày thứ nhất: cho vào khoảng 30 – 50gr cà gai leo còn tươi, rửa sạch, giã nhuyễn rồi hòa với khoảng 20ml nước đun sôi để nguội. Sau đó lấy nước này cho người bị rắn cắn uống ngày 2 lần.
Sang ngày thứ 2: có thể giảm liều 15 – 30gr rễ cà gai leo khô, sao vàng rồi sắc lấy nước cho người bị rắn cắn uống 2 lần/ngày.
Nên duy trì khoảng 3 – 5 ngày người bệnh sẽ khỏi hẳn, đào thải được hết nọc độc của rắn.
Chữa sưng mộng răng:
Đem khoảng 4gr hạt cà gai leo, tán nhỏ sau đó trộn cùng 1 ít sáp ong và đựng trong 1 đồ vật bằng đồng (có thể là đĩa đồng) rồi đốt lấy khói và xông vào chân răng. Được trích trong “Bách gia trân tàng”.
Cà gai leo có thể chữa bệnh phong thấp
Chuẩn bị: 20gr rễ cà gai leo, 20gr rễ cỏ xước,20gr vỏ chân chim,20gr dây mấu,20gr dây đau xương và 20gr rễ tầm xuân. Đem sắc hỗn hợp nguyên liệu này lêm lấy nước uống hàng ngày.
Kiên trì dùng lâu dài bệnh phong thấp sẽ giảm đáng kể.
Chữa ho, ho gà
Chuẩn bị: 10g rễ cà gai leo và 30g lá chanh. Cho nguyên liệu vào nồi nước sắc lên để tinh chất tan hết trong nước. Đem nước sắc chia làm 2 phần, uống 2 lần/ngày.
Chữa sưng chân răng
Cân 4g hạt cà gai leo, đem đi tán nhỏ cho vào chén đồng, lấy một lượng sáp ong vừa đủ, khuấy đều. Đi đốt lên và xông khói vào chân răng.
Áp dụng thường xuyên, mỗi ngày 1 lần cho tới khi viết sưng xẹp hẳn.
Bài thuốc giải rượu bằng cà gai leo
Đem 50g cà gai leo khô, sắc chung với nước (như cách pha chè xanh) rồi cho uống thay nước bình thường. Sử dụng thường xuyên còn đem lại nhiều lợi ích khác trên gan.
Chú ý: đây chỉ là thuốc dân gian nên hiệu quả của nó còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, bạn nên trao đổi trước với bác sĩ nếu có ý định dùng nguyên liệu này.
Kiêng kỵ, lưu ý khi sử dụng cà gai leo:
Chỉ sử dùng với một lượng vừa đủ, phù hợp với việc điều trị bệnh.
Không nên dùng cho trẻ dưới 5 tuổi bởi trong giai đoạn này cơ thể trẻ còn rất yếu, hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, gan vẫn chưa hoàn thiện, chưa thể tự hoàn thành được các chức năng mình đảm nhiệm.
Phụ nữ đang mang thai cũng cần thận trọng khi sử dụng, không được tự ý sử dụng nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Trong thời kỳ cho con bú cũng không nên dùng cà gai leo vì dược chất cà gai leo có thể được đào thải qua tuyến sữa, ảnh hưởng đến dưỡng chất mà bé được cung cấp từ mẹ. Nếu dùng nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ chuyên gia.
Cà gai leo có tốt không?
Cà gai leo có công dụng cực kỳ tốt chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Trong Cà gai leo có chứa nhiều hợp chất Glycoalcaloid có tác dụng tiêu độc, bảo vệ gan,đồng thời hạn chế được giai đoạn phát triển xơ gan. Theo như nghiên cứu thì cà gai leo hoàn toàn không gây ra các tác dụng phụ khác. Việc bạn thường xuyên sử dụng cà gai leo trong vòng 6 – 8 tháng còn đem lại hiệu quả đáng kể trong việc hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B.
Không chỉ thế cà gai leo còn có các công dụng khác như các bệnh lý tức xương, tức nhức xương khớp, giúp hỗ trợ điều trị một số căn bệnh viêm họng, ho gà hay ho suyễn. Đặc biệt cà gai leo còn có tác dụng nhanh trong việc giải rượu, ngăn ngừa say rượu, điều trị rắn cắn cực kỳ hiệu quả.
Bởi vậy hãy thay nước lọc uống hàng ngày của bạn bằng nước uống cà gai leo, nó hoàn toàn không ảnh hưởng tới thể trạng, không lo mất ngủ hay ảnh hưởng đến những bộ phận khác trên cơ thể mà nó còn đem lại những lợi ích đặc biệt tốt cho cơ thể bạn, đặc biệt đối với những người đang gặp vấn đề về gan.
Địa chỉ bán cây cà gai leo:
Hiện nay có nhiều địa chỉ giả mạo bán Cà gai leo không đảm bảo về chất lượng về sản phẩm, bạn cần kiểm tra sản phẩm trước khi mua hay nhận hàng. Khi cầm sản phẩm trên tay bạn hãy đảm bảo còn nhãn mac, có nơi check mã vạch,… . Để chắc chắn về chất lượng Cà gai leo bạn có thể mua ở:
Điểm mua trực tiếp:
Nhà Thuốc Thân Thiện – Pharmacy Friendly.
Hotline: 0916 893 886.
Địa chỉ: Số 10 Ngõ 68/39, Đường Cầu Giấy, Phường Quan Hoa, Hà Nội.
Mua bán trực tuyến: 1top.vn
Website: 1top.vn
Địa chỉ: Na Quang 4, TT. Bắc Hà, Lào Cai.
Hotline: 0916893886
Chế phẩm từ cà gai leo?
Cà gai leo được thu hái lá, thân, rễ, sau đó phơi khô để sắc nước. Có thể sắc cà gai dây cùng những thảo dược khác để tăng tác dụng chữa trị bệnh, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ gan.
Ngoài cách thông thường nói trên, hiện nay trên thị trường có nhiều chế phẩm từ cà gai dây như:
Viên nang cà gai leo;
Trà cà gai leo;
Cao cà gai leo…
Đây đều là các thực phẩm chức năng, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Người dùng nên sử dụng dưới chỉ định của bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất.
Dược tính cà gai leo:
Trong y học cổ truyền thì cà gai leo là một vị thuốc đã được sử dụng từ hàng trăm năm nay. Loài cây này thường xuất hiện trong các bài thuốc liên quan đến vấn đề về gan. Cà gai leo mới chỉ được Tây y chú ý và nghiên cứu trong khoảng vài chục năm trở lại đây. Các hoạt chất dược liệu trong cây cà gai leo đã và đang được phân tích ngày càng đầy đủ. Sau đây là một số thành phần chính trong cây cà gai leo đã được y học xác nhận:
Saponin steroid:
Đây là một nhóm hoạt chất mạnh mẽ có nhiều trong nhân sâm. Và trong cà gai leo, nó cũng xuất hiện với hàm lượng rất cao. Hợp chất này có khả năng chống oxy hóa, thúc đẩy phục hồi chức năng gan, giải độc gan, làm dịu các cơn đau và góp phần kiềm hãm các tế bào ung thư.
Các alcaloid solasodin:
Đây cũng là một nhóm hợp chất hữu cơ có hoạt tính sinh học mạnh. Nhóm chất này có tác dụng chống oxy hóa, làm châm quá trình lão hóa.
Solasodinon:
Hoạt chất này có tác dụng điều hòa men gan, hỗ trợ giải độc gan và thanh lọc các chất độc hại
Diosgenin:
Hoạt chất này có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và góp phần tiêu diệt các virus có hại xâm nhập cơ thể.
Glycoancaloid:
Một trong những hoạt chất đặc biệt nhất trong cà gai leo là Glycoancaloid. Hoạt chất này ức chế mạnh sự phát triển bệnh xơ gan, chống oxy hóa.
Các flavonoid:
Những Flavonoid nổi tiếng với khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ có hàm lượng khá cao trong cà gai leo.
Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi không nên cho uống cà gai leo. Bởi trong thành phần cà gai leo có chứa hàm lượng một số chất không tốt cho cơ thể trẻ nhỏ. Cơ thể trẻ nhỏ 6 tuổi không thích nghi được với các dược chất này. Nếu cố dùng sẽ ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng của trẻ. Vì vậy các bậc phụ huynh lưu ý không được tùy tiện cho trẻ sử dụng cà gai leo.
Phụ nữ mang thai hoặc đang con bú không được dùng, nếu có nhu cầu sử dụng cần được thăm khám và tư vấn từ các bác sĩ.
Người dùng không nên quá lạm dụng cà gai leo để chữa bệnh hoặc làm đẹp. Việc lạm dụng cà gai leo không những không đem lại tác dụng như ý muốn mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ngoài ra, đối với bệnh nhân đang điều trị theo phương pháp Tây y thì không nên tự ý bỏ thuốc Tây để sử dụng các chế phẩm, nước sắc từ cây cà dây. Bởi các chế phẩm từ cà gai leo chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Việc kết hợp hai phương pháp sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm nhanh hơn.
Ngoài ra, người bệnh cần kết hợp với một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, thăm khám bác sĩ định kỳ. Như vậy, khả năng lành bệnh sẽ cao hơn rất nhiều.
1TOP.VN Chuyên trang đặc sản, thảo dược, ẩm thực Tây Bắc, Đông Bắc. Cam kết đảm bảo chất lượng như báo giá. Đổi trả theo quy định. Hotline: 0968516306.
Bạn vui lòng nhập đúng số điện thoại để chúng tôi sẽ gọi xác nhận đơn hàng trước khi giao hàng. Xin cảm ơn!
Vui lòng xác nhận bạn là dược sĩ, bác sĩ, chuyên viên y khoa... có nhu cầu tìm hiểu về sản phẩm.
Thông tin mô tả tại đây chỉ mang tính chất trợ giúp người đọc hiểu hơn về sản phẩm, không nhằm mục đích quảng cáo.
Chưa có đánh giá nào.